SpStinet - vwpChiTiet

 

Phân tích một số Phthalat trong nước sơn móng tay bằng phương pháp HPLC

Nhóm nghiên cứu gồm các tác giả Lê Thị Thu Cúc, Trần Thị Mỹ Dung và Trần Mỹ Thiên Thanh (Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM) đã phân tích các phthalat có trong nước sơn móng tay để xây dựng quy trình thẩm định và đánh giá chất lượng của các mặt hàng mỹ phẩm.

Hiện nay, rất nhiều chất độc xâm nhập cơ thể chúng ta bằng nhiều con đường như tiêu hóa, hấp thụ, hít thở,…Tuy nhiên, thường người ta lại tập trung đến các nguy cơ từ bên trong, mà quên đi những nguy cơ tiềm ẩn từ những sản phẩm tiếp xúc bên ngoài cơ thể hằng ngày như kem đánh răng, nước rửa tay, dầu gội đầu, mỹ phẩm,…Các sản phẩm này đều chứa rất nhiều hóa chất, có thể tác động trầm trọng đến sức khỏe, nếu sử dụng trong thời gian dài.

Trong đó, phthalat là loại hóa chất công nghiệp, sử dụng phổ biến trong ngành nhựa để tạo ra độ mềm dẻo và bền cho sản phẩm. Chất này cũng thường được dùng để ổn định màu sắc và hương thơm của một số loại mỹ phẩm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, sự có mặt của các phthalattrong nước sơn móng tay sẽ làm bóng và mau khô lớp sơn, nhưng các hóa chất này có thể xâm nhập vào máu chỉ sau 2 giờ làm móng. Hiện nay, trên thị trường mỹ phẩm nói chung và các mặt hàng sơn móng tay nói riêng, các mặt hàng đều rất đa dạng. Từ những mỹ phẩm có thương hiệu, đến những sản phẩm không nhãn mác, với giá cả, chất lượng chênh lệch rất nhiều, và đi kèm theo là nồng độ độc tố còn cao hơn cả các hóa chất độc hại.

Trong nghiên cứu này, các tác giả sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để phân tích các phthalat được sử dụng trong nước sơn móng tay.

Kết quả phân tích đồng thời, với các điều kiện: cột sắc ký Gemini C18, chiều dài 250 mm, đường kính trong 4,6 mm, kích thước đạt 5 µm. Pha động acetonitril và nước với việc sử dụng chương trình rửa giải gradient, tốc độ dòng 1 ml/phút, thể tích tiêm mẫu 20 µl, bước sóng phát hiện 230 nm, cho thấy 6 phthalat thường gặp trong mỹ phẩm nói chung và nước sơn móng tay nói riêng. Quy trình này có tính đặc hiệu, đạt độ chính xác và đúng.

Nội dung nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dược học, số 526, năm 2020, hiện đang lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN Tp. HCM (CESTI)

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú ý khác, như:

  1. Nghiên cứu bào chế bột hấp phụ tiểu phân nano fenofibrat ethylcellulose
  2. Đặc điểm hình thái một số mẫu giống địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.) trồng tại Việt Nam
  3. Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp trên thực nghiệm của một số dạng chế biến theo y học cổ truyền từ nụ hòe (Styphnolobium japonicum (L.) Schott)
  4. Nghiên cứu chiết xuất tối ưu Gypenosid từ dược liệu giảo cổ lam (Herba Gynostemmatis) bằng phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM)
  5. Nghiên cứu bào chế viên bao phim phóng thích kéo dài hai pha chứa diltiazem hydroclorid

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Uyên Trang (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả