SpStinet - vwpChiTiet

 

Đánh giá đặc tính chịu hạn của một số giống lúa địa phương Việt Nam

Đề tài do các tác giả Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Thanh Thủy (Viện di truyền nông nghiệp), Nguyễn Thị Lan Hoa (Trung tâm tài nguyên thực vật) thực hiện đánh giá đặc tính chịu hạn của một số giống lúa địa phương Việt Nam.

Nghiên cứu tiến hành với 50 giống lúa địa phương được cung cấp từ các Viện nghiên cứu, sản xuất giống, Trung tâm tài nguyên di truyền thực vật và một số tỉnh miền núi phía Bắc; đánh giá tính chịu hạn bằng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của IRRI (SES) dựa trên 3 tiêu chuẩn độ cuốn lá, độ khô của lá, khả năng phục hồi của cây.
Kết quả cho thấy, 12 trong số 50 giống lúa nghiên cứu đã thể hiện khả năng chịu hạn tốt và đều đạt các chỉ số độ cuốn lá, độ khô của lá và khả năng phục hồi trong khoảng điểm từ 0-3. Trong đó, có 5 giống là Blào đóng, Blào cô ném, Chạo lưu, Khẩu cụ và Bièo hồng súi chịu hạn cao với điểm của 3 chỉ tiêu đánh giá đều đạt trong khoảng 0-1. Các giống Q5, CR203 và Khang Dân mẫn cảm với điều kiện khô hạn với mức cấp phản ứng lần lượt là 9,0, 9,0 và 7,7 với cả 3 chỉ tiêu đánh giá. Kết quả phân tích đa hình di truyền đối với 15 giống lúa (gồm 12 giống có kiểu hình chịu hạn tốt và 3 giống mẫn cảm Khang Dân, Q5, CR203) với 10 cặp mồi SSR cho thấy 4 giống Blào đóng, Blào cô ném, Khẩu cụ và Bièo hồng súi chịu hạn cao tập trung thành một nhóm; các giống mẫn cảm liên kết thành một nhóm. Các giống lúa Blào đóng, Blào cô ném, Khẩu cụ và Bièo hồng súi có thể sử dụng làm nguồn gen chống chịu hạn trong chương trình chọn tạo giống lúa.

LV (theo TC NN&PTNT, 5/2008)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả