SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu thời gian chậm xe tại nút giao thông điều khiển bằng tín hiệu ở TP.HCM

Đề tài do KS Trần Hoài Bình, TS Chu Công Minh (Đại học Bách khoa TP.HCM) và GS.TS Kazushi SANO (Đại học kỹ thuật Nagaoka) thực hiện nhằm nghiên cứu thời gian chậm xe tại nút giao thông điều khiển bằng tín hiệu.

Trong hệ thống giao thông, đèn tín hiệu là yếu tố quan trọng trong điều khiển dòng xe. Thời gian chậm xe tại nút có điều khiển bằng đèn tín hiệu sẽ làm tăng thời gian đi lại giữa các nơi dẫn đến làm giảm vận tốc, tăng chi phí. Vì thế xác định thời gian chậm xe tại các vị trí nút giao thông có điều khiển bằng đèn tín hiệu là cần thiết.
Nhóm tác giả quan sát tại 4 nút giao thông gồm: Âu Cơ – Lạc Long Quân, Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Chí Thanh - Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ - Trần Quốc Thảo vào buổi sáng (từ 7h30 đến 8h30) và buổi chiều từ (16h30 đến 17h30). Camera được treo trên nhà cao tầng ở các ngã tư để ghi lại dòng xe qua vạch dừng xe. Sau đó, dữ liệu này được đưa vào máy tính để đếm các loại xe qua vạch dừng xe trong từng chu kỳ cần khảo sát.
Kết quả cho thấy, khi mức độ bão hòa X>1 hay X=1 thì thời gian chậm xe là một giá trị không xác định được hoặc rất lớn. Nhưng khi mức độ bão hòa X<1 thì thời gian chậm xe trung bình giảm dần đến giá trị cự tiểu và tăng trở lại. Điều này không đúng với thực tế, mức độ bão hòa tăng tức là lưu lượng tăng trong khi thời gian chậm sẽ lại giảm. Khi mức độ bão hòa X<1 thì nên tính toán thời gian chậm xe theo công thức của Webter.
BH (Theo Tạp chí Cầu đường, số 7/08)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả