SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của vật liệu điện cực anot ferosilic đến xử lý nước thải nhà máy in bằng phương pháp điện hóa

Đề tài do tác giả Trần Thị Hiền, Nguyễn Việt Cường (Khoa công nghệ hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội) thực hiện nhằm trình bày kết quả khảo sát vật liệu Ferosilic làm điện cực anot điện phân xử lý nước thải nhà máy in.
Đề tài tiến hành nghiên cứu với dung dịch điện phân là nước thải in đậm đặc có chỉ số COD khoảng 20.000mg/l, độ màu khoảng 1.000 đến 1.200 Co, độ pH khoảng 6-7. Thành phần của vật liệu nghiên cứu có hàm lượng Si khoảng 6-15%, Mn (0,3 – 0,9%), Cr (0,5 – 3%), Ni (2-7%), Ti (0,1 – 0,6) và Fe. Điện cực anot trước khi được đưa vào nghiên cứu được tẩy sạch dầu mỡ, làm bóng bề mặt. Điện cực catot là thep C45.
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, khi thay đổi thành phần hợp kim thì tổ chức cấu trúc vật liệu thay đổi rõ rệt. Hàm lượng Si và Ti tăng lên thì cấu trúc hạt thô hơn, độ cứng và độ bền hóa tăng lên. Khi sử dụng vật liệu hợp kim Ferossilic làm điện cực anot để xử lý điện hóa nước thải in thì lượng bã trong nước thải rất ít, quá trình lắng lọc tách bã thuận tiện hơn. Vật liệu Ferosilic Fe13Si3Cr6NiO, 5Ti có độ bền cơ, bền điện cơ hóa cao có thể ứng dụng trong xử lý nước thải in, nhuộm và nước thải giấy với hiệu quả cao. Để đạt được hiệu quả xử lý các loại nước thải theo yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu thêm một số yếu tố khác liên quan đến công nghệ xử lý nước thải.

BH (Theo Hóa Học & Ứng dụng, số 6/08)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả