SpStinet - vwpChiTiet

 

Phân lập convicin từ rễ cây qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim)

Đề tài do các tác giả Nguyễn Mạnh Cường (Viện Hoá học, Viện KH&CN Việt Nam), Hoàng Thế Giang (khoa Công nghệ hoá học, ĐH Bách Khoa Hà Nội), Ninh Khắc Bản (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện KH&CN Việt Nam) thực hiện thông báo kết quả phân lập và nhận dạng convicin (1), một loại alcaloid có độc tính lần đầu tiên được tách từ rễ cây qua lâu.

Nghiên cứu tiến hành với nguyên liệu là rễ đã bỏ vỏ ngoài của cây qua lâu thu ở Sa Pa tỉnh Lào Cai vào tháng 8/2005 và phương pháp phân lập convicin.
Kết quả, từ dữ liệu phổ khối APCI-MS của hợp chất TK1 (1) đo ở dạng ion dương cho pic ion m/z 306 [M+H]+ và đo ở dạng ion âm cho pic ion m/z 304 [M-H]- cho biết chất 1 có khối lượng phân tử tương đối là 305. Dữ liệu phổ hồng ngoại (IR) có các đỉnh ở 1704 cm-1, đặc trưng cho nhóm C=O, ở 1643 của nhóm amit và ở 1579 cm-1 cho thấy có liên kết N-H. Dữ liệu phổ NMR cho thấy chất 1 có một gốc đường gồm 6 nguyên tử carbon…
So sánh tư liệu thấy các dữ liệu phổ 13C-NMR của TK1 hoàn toàn phù hợp với số liệu phổ 13C-NMR của convicin với công thức phân tử là C10H15N3O8. Convicin rất dễ bị phân huỷ bởi enzim-glucosi-dase tạo thành isouramil (2), một alcaloid có khung pyrimidin. Chính isouramil là thành phần gây nên tính độc của convicin. Việc phát hiện có convicin trong rễ cây qua lâu có thể giải thích cho những thông báo về khả năng gây chết người của cao nước rễ qua lâu khi sử dụng gây sảy thai ở phụ nữ.
LV (nguồn: TC Dược học số 381, 1/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả