SpStinet - vwpChiTiet

 

Kết quả khảo nghiệm ba dòng keo lá tràm chống chịu bệnh, sinh trưởng nhanh cho vùng Đông Nam Bộ

Các loài keo Acacia đã được gây trồng rộng rãi nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng, đặc biệt là chế biến đồ mộc xuất khẩu. Tuy nhiên, các rừng trồng keo đang bị một số bệnh tấn công như: bệnh phấn hồng, loét thân, thối vỏ, dẫn đến khô ngọn và chết. Một trong những biện pháp ngăn chặn có hiệu quả đang được nhiều nước thực hiện là tiến hành nghiên cứu và tuyển chọn những giống cây có khả năng kháng bệnh, chống chịu với bệnh cao và có khả năng phục hồi tốt sau khi cây trồng bị bệnh. Để chọn được giống keo có khả năng kháng bệnh tốt, năng suất cao, tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa và Nguyễn Văn Chiến (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã tiến hành nghiên cứu và “chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo” giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các nhà nghiên cứu đã chọn được một số giống cây mới chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh, trong đó có 3 dòng keo lá tràm (AA9, AA15 và AA1) thân thẳng, chiều cao dưới cành lớn và không bị bệnh phấn hồng.
Dòng Keo lá tràm AA9 được khảo nghiệm trên hai địa điểm Sông Mây (Đồng Nai) và Minh Đức (Bình Phước), dòng keo này có thể sinh trưởng tốt trên lập địa nghèo chất dinh dưỡng, đồi gò và trên lập địa phù sa cổ, bạc màu. Dòng AA9 đạt năng suất 32,7m3/ha/năm, sau 5 năm tuổi tại Sông Mây và đạt 25,3m3/ha/năm sau hơn 3 năm tuổi tại Minh Đức.
Dòng keo lá tràm AA15 mới được khảo nghiệm tại Sông Mây (Đồng Nai), sau hơn 5 năm tuổi, năng suất đạt 33,6m3/ha/năm. Dòng keo lá tràm AA1 mới được khảo nghiệm ở Minh Đức (Bình Phước), sau hơn 3 năm tuổi năng suất đạt 25,7 m3/ha/năm.
Cả ba dòng keo lá tràm trên đã được Hội đồng công nhận giống của Bộ Nông nghiệp & Phát Triển Nông Nghiệp đề nghị công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
 
HT (Theo Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Nghiệp-số 18-T 11/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả