Đánh giá khả năng chịu hạn và tách dòng gen mã hóa protein Dehydrin (LEA- D11) của một số giống đậu tương [glycine max (L) Merrill] địa phương miền núi.
07/03/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Chu Hoàng Mậu, Nguyễn Thu Hiền thuộc Đại học Thái Nguyên thực hiện nhằm khảo sát khả năng chịu hạn và sự đa dạng trong cấu trúc gen liên quan đến đặc tính này của một số giống đậu địa phương.
Đề tài sử dụng hạt của 9 giống đậu tương địa phương có chất lượng tốt do Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cung cấp làm nguyên liệu nghiên cứu. Tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp gây hạn nhân tạo trên trên cây đậu tương ở giai đoạn cây non 3 lá chét, xác định hàm lượng protein theo phương pháp Lowry, dùng phương pháp tách chiết AND tổng số từ mầm đậu tương và gien mã hóa protein Dehydrin được nhân bản bằng kỹ thuật PCR với cặp mồi MD1 và MD2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 giống đậu tương CB4, VMK,HL có khả năng chịu hạn tốt nhất với chỉ số chịu hạn cao nhất (10633,87; 7198,52; 6038,47), có hàm lượng prolin trong cây tăng mạnh nhất, đều tăng trên 200%. Nghiên cứu cũng đã khuyếch đại đoạn gien mã hóa protein dehydrin (LEA D-11) với kích thước 751 bp từ AND hệ gien của 7 giống đậu tương địa phương và thực hiện thành công tách dòng, xác định trình tự gen mã hóa dehydrin từ 2 giống đậu tương VMK và CB4 có khả năng chịu hạn tốt nhất. Tiếp tục so sánh trình tự gen của VMK và CB4 với 34 trình tự gen trên ngân hàng dữ liệu gen quốc tế, đặc biệt so sánh với 4 giống đậu tương M103, cúc vàng, MV1C, V74 đã () cho thấy trình tự gen dehydrin của hai giống đậu tuơng VMK và CB4 có độ tương đồng là 99,9%, trình tự axit amin trong protein của 2 giống VMK và CB4 có độ tương đồng gần 100%.
BH (Theo Tạp chí Sinh học, tập 29, số 4/07)