Đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp hoạt động marketing thuốc phong tê thấp Bà Giằng
29/02/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Nguyễn Văn Quân (Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam) và Nguyễn Thị Thái Hằng (ĐH Dược Hà Nội) nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp hoạt động marketing thuốc phong tê thấp (PTT) Bà Giằng.
PTT Bà Giằng là thuốc đông dược gia truyền của cơ sở sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng (Bagiaco), được đưa ra thị trường vào năm 2002, thuộc nhóm thuốc khu phong, trừ thấp đã được nghiên cứu định giá nhằm ổn định giá lâu dài từ năm 2004 đến 2008 và đáp ứng yêu cầu bình ổn giá thuốc của Chính phủ. Tuy nhiên doanh thu thuốc trong 2 năm 2003 và 2004 rất thấp, được xác định là do Bagiaco chưa có kinh nghiệm marketing…
Nghiên cứu tiến hành từ 1/2004 đến hết 2006 với các sổ sách liên quan tới kinh doanh, hoạt động marketing của Bagiaco từ 2003-2006; một số tài liệu về thuốc khu phong trừ thấp trên thị trừơng từ 2002-2004; các bộ phận marketing, kinh doanh… của Bagiaco.
Kết quả cho thấy, Bagiaco đã vận dụng thành công lý thuyết marketing sản phẩm vào PTT Bà Giằng. Về sản phẩm Bagiaco đã tạo ra hai dạng khác nhau của cùng một thuốc, số lượng thuốc. Thị trường được mở rộng nhờ thiết lập được một hệ thống phân phối rộng có mặt ở 31 tỉnh với 48 đại lý. Về xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đã thành công thực hiện cơ chế kéo và đẩy, tăng lượng khách hàng được tiếp cận và chấp nhận PTT Bà Giằng. Chi phí sau can thiệp 2 thấp hơn chi phí sau can thiệp 1 nhưng doanh số tăng 348,43%, mức độ tiêu thụ năm 2006 gấp 21,01 lần năm 2004. Thị phần và thị trường của PPT Bà Giằng gia tăng. Chi phí marketing sau can thiệp (phát triển hệ thống phân phối, quảng cáo…) chiếm 60,63% tổng doanh thu
Đề tài cũng đưa ra kiến nghị là PTT Bà Giằng đang ở những giai đoạn đầu chu kỳ sống của sản phẩm, do đó Bagiaco cần tiếp tục triển khai nghiên cứu và tiến hành marketing đối với PTT Bà Giằng. Bagiaco cần điều chỉnh thích hợp về chi phí marketing trong quá trình kinh doanh nhằm đưa về tỷ lệ quy định không vượt quá 10% là chi phí marketing.
LV (nguồn: Tạp Chí Dược học số 380, 12/2007)