SpStinet - vwpChiTiet

 

Hướng dẫn quy trình khảo sát và thi công bảo tồn di tích đền tháp Chămpa

Hội đồng KHKT chuyên ngành xây dựng - Bộ Xây dựng đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Hướng dẫn quy trình khảo sát và thi công bảo tồn di tích đền tháp Chămpa” do TS. Trần Bá Việt (Viện KHCN Xây dựng) chủ trì thực hiện.

Đề tài bao gồm 2 quy trình "Hướng dẫn quy trình khảo sát di tích đền Chămpa” và “Hướng dẫn quy trình thi công bảo tồn di tích đền tháp Chămpa”. Cả 2 hướng dẫn trên đều dựa trên nguyên tắc đáp ứng luật di sản văn hóa của Việt Nam và quy chế bảo quản tu bổ, phục hồi di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, tôn trọng các công thức quốc tế về bảo tồn và trùng tu di tích đồng thời phù hợp với truyền thống văn hóa địa phương.
"Hướng dẫn quy trình khảo sát di tích đền Chămpa” chú trọng tới các quy trình khảo sát như: khảo sát kiến trúc, khảo sát đặc trưng cơ học, khảo sát các đặc trưng vật lý và khảo sát tác động môi trường.
"Hướng dẫn quy trình thi công bảo tồn di tích đền tháp Chăm pa” đưa ra 7 nguyên tắc trùng tu bảo tồn.
Hai quy trình hướng dẫn trên được biên soạn trên cơ sở tuân theo định hướng bảo tồn tối đa các thành phần nguyên gốc và các chân giá trị của di tích. Đề tài nhấn mạnh đến việc áp dụng các kỹ thuật truyền thống, tái định vị, phục hồi các thành phần kiến trúc khi chưa có đủ căn cứ khoa học. Đối với các thành phần chưa hiểu biết cần tiếp tục nghiên cứu.
Đền tháp Chăm có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cụ thể về quy trình thi công và bảo tồn đền tháp thì nội dung của 2 quy trình hướng dẫn trên là rất hữu ích, phát huy được giá trị vật thể và phi vật thể của cộng đồng Chăm.

BH (Theo Tạp chí thông tin XDCB&KHCNXD, số 23/T12/07)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả