SpStinet - vwpChiTiet

 

Lắng đọng hóa học cacbon từ pha hơi (CVD) vào vật liệu graphit lỗ xốp nanomet tạo pyrographit tỷ trọng cao.

Vật liệu nano pyrographit có tỷ trọng cao, đặc sít được tổng hợp theo công nghệ CVD có nhiều ưu điểm vượt trội: chịu nhiệt độ cao, bền xói mòn bởi dòng khí nhiệt độ cao nên được sử dụng trong nhiều chi tiết quan trọng của ngành hàng không vũ trụ chịu được ma sát của khí quyển cũng như tiếp xúc với luồng lửa phụt. Để góp phần tạo ra vật liệu pyrographit tỷ trọng cao, đặc sít nhóm nghiên cứu gồm các tác giả Nguyễn Đức Hùng, Đặng Văn Đường, Nguyễn Vĩ Hoàn, Lê Thị Thoa (Viện Hóa học - Vật liệu, Trung tâm Khoa Học Kỹ Thuật Quân sự) tiến hành nghiên cứu lắng đọng hóa học cacbon từ pha hơi (CVD) vào vật liệu graphit lỗ xốp nanomet tạo pyrographit tỷ trọng cao.

Kết quả khảo sát tỉ trọng, độ xốp hở, độ xốp kín của các mẫu graphit lỗ xốp sau khi ép, phân hủy nhiệt (PHN) và CVD cho thấy: sau khi PHN tỷ trọng của các mẫu giảm đáng kể do dưới tác dụng của nhiệt độ cao (~10000C), keo kết khối trong mẫu bị phân hủy chỉ còn lại cacbon để tạo ra các lỗ xốp mới (kích thước lỗ xốp rộng khoảng 180-200 nm). Sau khi CVD, độ xốp hở của mẫu giảm đi rõ rệt, đồng thời tỷ trọng của mẫu cũng tăng lên do các hạt cacbon được phân hủy từ pha lắng đọng vào các lỗ xốp của mẫu và lấp đầy bằng các hạt cacbon kích thước nano do đó độ xốp kín cũng tăng lên (kích thước lỗ xốp rộng khoảng 120-130 nm). Các kết quả thu được từ phương pháp kính hiển vi điện tử quét và phương pháp hấp phụ phân tích cấu trúc bằng thiết bị NOVA đã chứng minh thêm điều đó. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy vật liệu nano pyrographit có độ sít chặt cao đã được chế tạo và hứa hẹn mở rộng phạm vi ứng dụng trong thực tiễn.
HT ( Theo Tạp Chí Hóa học T.45-5/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả