SpStinet - vwpChiTiet

 

Đánh giá hiểu biết, thái độ thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B của cán bộ y tế Thành Phố Hải Phòng

Đề tài do các tác giả Nguyễn Văn Quân (Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam) và Nguyễn Quang Tập (Bệnh Viện Kiến An Hải Phòng) thực hiện. Viêm gan B là bệnh gây nên những hậu quả nặng nề mà Việt Nam hiện nằm trong khu vực lưu hành viêm gan B cao.

Việc cán bộ y tế hàng ngày phải tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh trong quá trình khám và điều trị là nguồn lây nhiễm virus viêm gan B rất cao. Vì vậy nghiên cứu về hiểu biết và thái độ phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B của cán bộ y tế là cần thiết. Nghiên cứu tiến hành với các cán bộ y tế đang công tác tại một số bệnh viên đa khoa tuyến thành phố, quận, huyện và được chia ra 2 nhóm: nhóm đối tượng tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (gồm 463 người là cán bộ y tế ở các khoa lâm sàng, khám bệnh, xét nghiệm, giải phẫu bệnh); nhóm đối tượng tiếp xúc gián tiếp với người bệnh (206 người là các cán bộ làm việc tại phòng tài chính kế toán, tổ chức cán bộ, hành chính quản trị, chẩn đoán hình ảnh…)
Kết quả cho thấy, đa số cán bộ y tế hiểu biết về số loại virus viêm gan (81,8%), các đường lây truyền virus viêm gan B (trên 78,0%) và các biến chứng nguy hiểm của viêm gan virus B (trên 74%).
Nhóm tiếp xúc trực tiếp hiểu về HbsAg, HbeAg và về test chẩn đoán virus viêm gan B, cao hơn hẳn tỷ lệ hiểu biết của nhóm đối tượng tiếp xúc gián tiếp.
Tỷ lệ người lo lắng tới bệnh viêm gan virus B của nhóm đã nhiễm là 100%; tỷ lệ nhóm người không biết lo lắng cao hơn nhóm chưa nhiễm (84,4% > 60,97%) và nhóm không biết đã nhiễm là 87/218 = 39,9%.
Nhận thức và thái độ thực hành về các biện pháp chuyên môn phòng tránh nhiễm virus viêm gan B đúng quy định chiếm tỷ lệ trên 60%, riêng rửa tay sát khuẩn khi làm nhiệm vụ chuyên môn chiếm 89,9%.
Số cán bộ sử dụng dụng cụ y tế chưa vô khuẩn là 14,8% và không đeo găng tay khi làm nhiệm vụ chuyên môn là 31,7%. Nhận thức và thái độ thực hành đúng về sử dụng bơm tiêm 1 lần là 89,4%; về huỷ bỏ chất thải, bệnh phẩm, kim tiêm đã sử dụng là 83,6%.
Số đối tượng bị tai nạn nghề nghiệp như xước da, chảy máu là 68,9%, số đối tượng bị trên 2 lần chiếm tới 28,8%. Hầu hết cán bộ y tế được tiếp cận với thông tin về viêm gan virus B với nhiều phương tiện truyền tin khác nhau, trong đó thông qua đào tạo chiếm 72,2%.
Cơ quan quản lý y tế cần tổ chức đào tạo chuyên môn về virus viêm gan B và tiêm phòng lây nhiễm viêm cho cán bộ y tế nhằm quản lý bệnh tật của cán bộ. Những cán bộ y tế có HbsAg (+) cần được điều trị sớm và tích cực.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 12/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả