Kết tinh phân đoạn axít béo không no nhiều nối đôi từ dầu cá trích và cá basa.
17/01/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Tác giả Lại Mai Hương (Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Tp.HCM) tiến hành nghiên cứu kết tinh phân đoạn axít béo không no nhiều nối đôi từ dầu cá trích và cá basa. Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng chính trong phương pháp kết tinh phân đoạn trong dung môi bao gồm, loại dung môi, lượng dung môi và nhiệt độ kết tinh trên nguyên liệu là hỗn hợp các axit béo tự do được lấy từ dầu cá trích và cá basa nhằm thu được chế phẩm PUFA có hàm lượng PUFA cao nhất đồng thời loại được nhiều axit béo no nhất để phụ vụ cho nhu cầu nâng cao giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm cũng như trong dược phẩm.
Qua khảo sát các yếu tố như loại dung môi, lượng dung môi và nhiệt độ kết tinh cho thấy nếu sử dụng dung môi là aceton thì tỷ lệ axit béo tự do (FFA): dung môi = 0,1 cho hiệu suất thu hồi EPA và DHA cao nhất (EPA và DHA là thành phần chính của PUFA trong dầu cá trích), còn đối với dung môi hexan thì tỷ lệ FFA: dung môi là 0,05 cho hiệu suất thu hồi EPA và DHA cao nhất ở cả 2 nhiệt độ kết tinh khác nhau là -200C và -700C. Ở dầu cá ba sa nguyên liệu bao gồm chủ yếu là tổng các axit béo no (SFA) và các axit béo có một nối đôi (MUFA) chiếm hàm lượng tương đương nhau (42,2%). PUFA trong dầu cá basa chỉ chiếm khoảng 15% (trong đó axit linoleic (LA) chiếm hàm lượng lớn nhất 14,3%). Dung môi được khảo sát trong kết tinh phân đoạn PUFA từ dầu cá basa là axeton với tỷ lệ FFA: axeton = 0,1 ở cả 2 nhiệt độ kết tinh là -200C và -700C. Kết quả khảo sát cho thấy nhiệt độ kết tinh càng thấp, hàm lượng SFA trong pha lỏng càng giảm đồng thời hàm lượng PUFA càng tăng, như vậy, điều kiện tối ưu để kết tinh phân đoạn PUFA từ dầu cá basa là -700C
HT (Theo Tạp Chí Hóa học T.45-5/2007