SpStinet - vwpChiTiet

 

Một số vị thuốc y học cổ truyền điều trị trĩ nội chảy máu

Đề tài do tác giả Trần Thị Hồng Phương (Vụ Y học Cổ truyền - Bộ Y tế) thực hiện, giới thiệu bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công năng, công dụng, cách dùng… của 6 vị thuốc y học cổ truyền có thể dùng điều trị trĩ nội chảy máu.

Đại tiện ra máu tươi thường gặp trong trĩ nội nguyên nhân có thể do tỳ hư không thống nhiếp được huyết, huyết đi ra ngoài gây chứng xuất huyết hoặc có thể do huyết nhiệt, nhiệt độc, huyết ứ đều gây đại tiện ra máu tươi. Các vị thuốc thường dùng trong cầm máu đều được sao đen nhằm tăng tác dụng cầm máu.
Theo đó, nghiên cứu này giới thiệu 6 vị thuốc là Hoè hoa (Flos sophorae Japonicae), thuộc họ đậu, có chứa Rutin (một loại Viatamin P có tác dụng làm tăng cường sức chịu đựng của mao mạch), bertulin, sophoradiol…, có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thanh can. Đây là vị thuốc thường dùng để điều trị các chứng xuất huyết như thổ huyết, nục huyết, lạc huyết, tiên huyết… Cỏ nhọ nồi (Herba Ecliptae Proszatae) còn có tên là cỏ mực, hạn liên thảo thuộc họ cúc, chứa alcaloid, nicotin, methenol…,  thường được sử dụng để điều trị nôn ra máu, chảy máu cam, đái máu, ỉa ra máu, hội chứng xuất huyết, viêm gan mạn tính… Trắc bách diệp (Thuya orientalis L) thuộc họ trắc bách, chứa tinh dầu, chất nhựa, vitamin C, tamin…, thường được dùng để điều trị các chứng xuất huyết như ho ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu… Địa hoàng (Rehmannia glutinosa Gaerth) thuộc họ hoa mõm chó, chứa iridoid glycosid, carbohydrat, acid amin…, có khả năng cầm máu, rút ngắn thời gian đông máu, có tác dụng an thần lợi tiểu, hạ đường máu trên động vật đái tháo đường… Kinh giới (Elsholtza cristata Wild), họ bạc hà, chứa tinh dầu, flavonoid…, có tác dụng hạ nhiệt, kháng khuẩn, làm ra mồ hôi, tán hàn, tán ứ… dùng chữa cảm mạo, sốt, cúm, băng huyết, rong huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu… Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) họ cúc, chứa tinh dầu thành phần monoterpen và sesquiterpen, các flvonoid, acid amin…, dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau kinh, bụng lạnh đau, nôn mửa, thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu…
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 12/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả