Ứng dụng chỉ thị phân tử (Rapd và AND lục lạp) trong nghiên cứu đa dạng di truyền và xây dựng vườn giống cây Cóc hành
10/03/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Nguyễn Việt Cường (Trung tâm công nghệ sinh học lâm nghiệp) và Phạm Đức Tuấn (Cục Lâm nghiệp - Dự án DANIDA) thực hiện nghiên cứu đa dạng di truyền của loài cóc hành bằng chỉ thị phân tử (RAPD và AND).
Nghiên cứu tiến hành với 40 dòng cây trội cóc hành (azadirachta excalsa) được tuyển chọn trong rừng khộp tự nhiên khô hạn ở 6 xã của 2 huyện Ninh Sơn và Bắc Ái thuộc tỉnh Ninh Thuận. Mồi sử dụng cho nhân PCR là các mồi ngẫu nhiên RAPD của hãng OPERON (Mỹ) gồm OPC10, OPC18, OPC14, OPC20, OPB17, OPC13 và 2 mồi lục lạp gồm rnH – trnK và atpB – rbcL.
Kết quả, các dòng cóc hành được nghiên cứu có mức độ đa dạng di () truyền thấp mặc dù các cây trội được chọn lọc đều ở rừng tự nhiên và có khoảng cách về không gian khá xa. Có 6 cặp cóc hành có hệ số tương đồng gần bằng 1 từ 0,978 đến 0,981 là cặp X32 và X35, X8 và X11, X34 và X50, X13 và X22, X19 và X37. Các dòng cóc hành có quan hệ di truyền gần gũi cần loại khi xây dựng vườn giống là X11, X22, X35, X37, X43, X43, X50. Như vậy 34 dòng còn lại vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp TCN 147 – 2006 về xây dựng vườn giống. Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu về đa dạng di truyền (mới sử dụng 6 mồi RAPD và 2 mồi lục lạp). Để có thể phân tích sâu sắc và toàn diện hơn về sự khác nhau giữa các dòng cóc hành, nên tiếp tục phân tích các mẫu với một số mồi lục lạp khác và tất cả các sản phẩm PCR với các mồi lục lạp cần được cắt với các enzym giới hạn với mục đích tìm ra sự khác nhau trong trình tự cpADN (chloroplast DNA).
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 19/2007)