Kết quả nghiên cứu Ribonucleaza trong nọc rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)
10/03/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Nguyễn Văn Thiết (Viện Công nghệ Sinh học) thực hiện nhằm nghiên cứu một số tính chất hóa lý và xúc tác cơ bản của RNaza trong nọc rắn hổ mang chúa để tìm ra nguồn emzim quý hiếm phục vụ cho mục đích nghiên cứu sau này như: làm thuốc chống virus, điều trị ung thư.
Rắn hổ mang chúa sau khi được phân tách bằng các phương pháp sắc ký trao đổi ion và sàng lọc phân tử trên cột với các chất mang khác nhau. Tác giả xác định protein bằng phương pháp quang phổ, hoạt tính RNaza được biểu diễn bằng đơn vị OD (260).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nọc rắn giữ nhiệt độ rất lâu, đun sôi cách thủy ở nhiệt độ 1000C làm giảm không đáng kể hoạt tính enzim. Nó còn thể hiện hoạt tính xúc tác cao nhất trong vùng axit với giá trị pH (opt)= 2,00 =+ - 0,25. Các protein trong nọc rắn hổ mang chúa khác biệt nhau khá nhiều về kích thước phân tử, cột S-200 tách được 4 đỉnh protein khá rõ ràng và 3 đỉnh Rnaza, trong khi đó cột S75 tách được 5 đỉnh protein và 4 đỉnh RNaza. Các đỉnh emzim này có vị trí trùng gần như hoàn toàn với các đỉnh protein tương ứng, chỉ cần đỉnh thứ 5 bị loại khỏi cột sau cùng ứng với vùng kích thước phân tử rất nhỏ là không có hoạt tính enzim. Như vây để sử dụng các phương pháp sắc ký cho làm sạch RNaza từ nọc rắn hổ mang chúa hiệu quả cần tiến hành các nghiên cứu tối ưu hóa để các điều kiện sắc ký cho phép tách được RNaza ra khỏi các protein khác của nọc rắn.
BH (Theo Tạp chí Sinh học, tập 29, số 4/07)