SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Đề tài do TS. Lê Đồng Tấn (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật) thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống trọc tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất trên các vùng đồi núi nước ta.

Nghiên cứu tiến hành 2 đợt điều tra (đợt 1 tháng 5/2006, đợt 2 tháng 5/2007) tại các xã Thanh Vận, Cao Kỳ, Như Cổ (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn), Yên Ninh, Yên Đỗ (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên).
Kết quả cho thấy, về kinh tế, mô hình trồng rừng sản xuất có tổng đầu tư 6,08 triệu đồng/ha, sau 8-10 năm thu nhập đạt 97,5 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi 91,42 triệu đồng/ha (tương ứng 9,142 triệu đồng/ha/năm). Mô hình vườn rừng mức đầu tư 48,52 triệu đồng/ham sau 14 năm có tổng thu nhập là 74,75 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn được lãi 23,98 triệu đồng/ha, tương ứng 1,71 triệu đồng/ha/năm cộng với tài sản còn lại chưa khai thác khoảng 150 triệu đồng/ha. Mô hình rừng khoanh nuôi phục hồi tự nhiên, kể cả không tác động và có tác động hầu như chưa có thu nhập hoặc nếu có thì cũng rất thấp. Nếu khai thác trắng chỉ đạt 0,23 triệu đồng/ha/năm cho rừng khoanh nuôi không tác động (với chu kỳ 17 năm) và 13,5 triệu đồng/ha/năm (chưa hạch toán phần chi phí) cộng với phần tài sản còn lại trên đất là số cây trồng bổ sung chưa khai thác cho rừng khoanh nuôi có tác động.
Về phủ xanh, mô hình rừng khoanh nuôi và vườn rừng là tốt nhất. Trồng rừng sản xuất trên quy mô hộ gia đình có ưu điểm là diện tích trồng và khai thác thường nhỏ và không tập trung thành diện rộng nên đã hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Nhưng cần lưu ý khâu xử lý đất sau mỗi chu kỳ khai thác, nếu không sẽ làm cho đất đai bị thoái hoá giống như đốt nương làm rẫy trước đây. Địa phương cần có nghiên cứu để điều chỉnh lại cơ cấu đất lâm nghiệp, cho phép chuyển đổi một phần diện tích đất rừng khoanh nuôi thành đất trồng rừng sản xuất để tận dụng tiềm năng sản xuất của đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 19/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả