Đề tài do tác giả Đỗ Thị Thu Loan (trường ĐH Răng hàm mặt Hà Nội) thực hiện nhằm xác định một số chỉ số sọ mặt trên phim X-quang chụp sọ mặt từ xa ở nhóm sinh viên 18-19 tuổi; đánh giá tương quan giữa các thành phần răng-hàm-sọ trên cơ sở các số đo trung bình thu được.
Nghiên cứu tiến hành từ 1/2007-9/2007 tại trường ĐH Răng hàm mặt Hà Nội với 100 sinh viên lứa tuổi 18-19 được chọn ngẫu nhiên.
Kết quả, về về một số chỉ số sọ mặt trên phim X-quang chụp sọ mặt từ xa: chỉ số giữa nền sọ và xương hàm trên: SNA = 81,99 ± 3,77; chỉ số giữa nền sọ và xương hàm dưới: SNB = 79,66 ± 4,10, SNPog = 80,12 ± 4,45, SN/MP = 33,78 ± 5,13; chỉ số giữa xương hàm trên và xương hàm dưới: ANB = 2,33, Pal/MP = 25,44 ± 4,62; chỉ số giữa răng xà xương, răng và răng: 1/SN = 109,36 ± 6,46, 1/Pal = 114,62 ± 7,45, 1/MP = 95,85 ± 6,86, 1/1 = 120,02 ± 13,06, Is-Apog = 8,79 ± 3,09, li-Apog = 5,12 ± 2,53; chỉ số phần mềm: Pn’SnLs = 111,95 ± 9,04, Ls-E = -1,14, Li-E = 1,72.
Đánh giá tương quan giữa các thành phần răng-hàm-sọ cho thấy, mối tương quan giữa xương hàm trên với nền sọ là mối tương quan chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,65, p < 0,001. Phương trình hồi quy tuyến tính được thiết lập như sau: SNA = 37,934 + 0,55 SNPog. Mối tương quan giữa xương hàm dưới với nền sọ là mối tương quan chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,9, p < 0,01. Phương trình hồi quy tuyến tính được thiết lập như sau: SNB = 13,493 + 0,826 SNPog. Mối tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới là mối tương quan chặt với hệ số tương quan r = 0,6. Phương trình hồi quy tuyến tính được thiết lập như sau: ANB = 25,228 – 0,282 SNPog – 0,00133 Pal/MP. Mối tương quan giữa răng hàm trên với xương hàm trên và răng hàm dưới với xương hàm dưới, tương quan phần mềm giữa điểm nhô nhất của môi đến đường thẩm mỹ E là mối tương quan trung bình và yếu. Vị trí của môi trên thường vượt quá đường thẩm mỹ E.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 2/2008)