SpStinet - vwpChiTiet

 

Thực trạng và một số giải pháp phát triển đàn bò thịt hàng hóa tại 4 huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang

Đề tài do tác giả Nguyễn Lê Huy (Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Giang) thực hiện nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi bò thịt tại các nông hộ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển đàn bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá.

Nghiên cứu tiến hành từ tháng 8-11/2007 với các hộ gia đình có chăn nuôi bò thịt tại 4 huyện vùng cao tỉnh Hà Giang là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc.
Kết quả, đàn bò tại 4 huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang phát triển mạnh trong những năm gần đây, tổng đàn bò của 4 huyện năm 2006 là 57.812 con, chiếm 72,11% tổng đàn bò toàn tỉnh, trung bình mỗi năm tăng 4,95%. Tỷ lệ tăng trung bình toàn khu vực giai đoạn 2001-2006 là 27,24%. Diện tích cỏ được trồng từ 2001-2006 là 6.316,74ha, chiếm 77,29% diện tích cỏ đã trồng của toàn tỉnh, từ 2004 tỉnh đã đưa cỏ Goatemala về trồng, bước đầu cho thấy đây là loại cỏ phù hợp với điều kiện địa phương. Các loại phụ phẩm nông nghiệp, cây họ đậu cũng được sử dụng cho bò nhằm đa dạng hoá nguồn thức ăn. Tuy nhiên, do chưa gắn với chế biến thức ăn dự trữ nên thiếu thức ăn qua mùa đông làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển đàn bò của khu vực. Quy mô trung bình đàn bò nuôi tại các nông hộ nhỏ 1,85 con/hộ, cao nhất là Mèo Vạc (2,13 con/hộ) và thấp nhất là Yên Minh (1,41 con/hộ). Phổ biến quy mô 1-3 con/hộ, trong 136 hộ nuôi bò được điều tra không có hộ nào nuôi trên 5 con, chỉ có 1 hộ nuôi 5 con và 7 hộ nuôi 4 con. Nguồn giống chủ yếu là giống bò vàng, bò giống không qua chọn lọc, tình trạng giao phối đồng huyết, cận huyết nhiều dẫn đến thoái hoá đàn bò, giảm năng suất và chất lượng, khối lượng trưởng thành nhỏ, sinh trưởng chậm. Cơ cấu đàn bò cái tương đối hợp lý nhưng tỷ lệ bò đực cho lai giống còn non khá lớn và bò đực thường được sử dụng kết hợp với việc cày kéo, trong khi chế độ chăm sóc lại không được đảm bảo, làm ảnh hưởng đến chất lượng bò giống. Hệ thống thụ tinh nhân tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phối giống bò thịt chất lượng cao. Chưa xây dựng bộ tiêu chuẩn giống và chính sách cụ thể khuyến khích hộ nông dân nuôi bò giống, nâng cao chất lượng đàn bò.
Đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh, chống rét, tiêm phòng dịch cho gia súc. Tuy nhiên, công tác phòng dịch của ngành thú y vẫn chưa được thường xuyên liên tục, cán bộ thú y cơ sở, đặc biệt là cấp thôn xã chưa có trình độ và kinh nghiệm xử lý khi dịch xảy ra, người dân chủ quan đối với dịch bệnh. Phát triển chăn nuôi gia súc đặc biệt là trâu bò kéo theo hàng loạt các vấn đề về môi trường ông thôn miền núi, gây ô nhiễm nghiêm trọng, là hiểm hoạ của rất nhiều các loại bệnh tật nơi mà người dân nghèo ít có điều kiện để có được những dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ tốt. Biogas là biện pháp giải quyết môi trường nông thôn miền núi có hiệu quả khi phát triển chăn nuôi đàn bò hàng hoá ở nhiều địa phương.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 1/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả