SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu bào chế viên nén natri diclofenac tác dụng kéo dài bằng phương pháp dập thẳng

Đề tài do các tác giả Phạm Thị Minh Huệ và Hà Thị Tuyển (bộ môn Bào chế, Trường ĐH Dược Hà Nội) thực hiện nhằm khảo sát tính chất của một số tá dược sử dụng để bào chế viên nén tác dụng kéo dài (TDKD) bằng phương pháp dập thẳng; khảo sát ảnh hưởng của tá dược và kỹ thuật bào chế tới độ bền cơ học của viên và tốc độ giải phóng dược chất, từ đó xây dựng công thức bào chế viên nén natri diclofenac 75mg TDKD 12 giờ bằng phương pháp dập thẳng với tá dược HPMC.

Nghiên cứu tiến hành với các nguyên liệu là natri diclofenac, HPMC E6 (4-6 cps), HPMC E15 (12-18 cps), methollose, tablettose, viên đối chiếu là viên Voltaren…; một số thiết bị như hệ thống thử hoà tan Vankel-Varian 7010 (Mỹ), máy đo thể tích biểu kiến Erweka SVM (Đức), máy đo tốc độ trơn chảy của hạt và bột Erweka GMF (Đức)…; các phương pháp bào chế viên nén natri diclofenac TDKD gồm dập thẳng, khảo sát một số đặc tính của bột bằng xác định phân bố kích thước tiểu phân, đo khối lượng riêng và chỉ số nén của bột, đo tốc độ trơn chảy, đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của viên qua lực gây vỡ viên, độ bở…
Kết quả cho thấy, đối với phương pháp dập thẳng để bào chế viên nén, việc lựa chọn tá dược là rất quan trọng để đảm bảo viên đạt được độ đồng đều khối lượng và độ bền cơ học. Theo đó, hai tá dược phù hợp là tablettose (có khả năng trơn chảy tốt, cải thiện được khả năng trơn chảy của natri diclofenac và methollose, tan trong nước tạo nên kênh khuếch tán, giúp dược chất giải phóng đều đặn qua lớp áo gel) và methollose (viên dập với tablettose và methollose đạt tiêu chuẩn về độ đồng đều khối lượng, độ cứng, độ mài mòn, định lượng). Nếu sử dụng tá dược tạo cốt thân nước với dược chất dễ tan như natri diclofenac (độ tan trong đệm phosphat pH 6,8 là 21mg/ml) thì nên sử dụng loại HPMC có độ nhớt cao và do vậy cơ chế khuếch tán có lẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải phóng dược chất. Về tỷ lệ methollose/tablettose, dựa vào % dược chất giải phóng từ viên Valtaren và các số liệu thực nghiệm cho thấy, tỷ lệ methollose/tablettose trong viên phù hợp là 9:3 và 8:4 tức là công thức CT8 và CT3.
 
LV (nguồn: TC Dược học, số 382-2/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả