SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm E.coli, Salmonella và clostridium pererigen trong nguồn nước thải với tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mưa tại 6 cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản ở TP.HCM

Đề tài do các tác giả Tống Vũ Thắng và Đậu Ngọc Hào thực hiện nghiên cứu tình hình ô nhiễm và tổng số khuẩn lạc E.coli, Salmonella (Sal), Clostridium pererigen (C.per) trung bình tính được trong 1 ml nguồn nước thải ra môi trường trong mùa khô, mùa mưa tại 6 cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản (CSCNLSS); ảnh hưởng của các yếu tố E.coli, Sal, C.per trong nguồn nước thải ra môi trường đến tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mưa tại 6 cơ sở…

Nghiên cứu tiến hành với 6 CSCNLSS ở TP.HCM, đại diện cho 2 khu vực (khu vực 1 gồm 3 xí nghiệp CNLSS ký hiệu H1, H2 và H3; khu vực 2 gồm 3 trang trại hộ dân CNLSS ký hiệu H4, H5 và H6)…
Kết quả, tỷ lệ nhiễm E.coli, Sal, C.per trong nguồn nước thải ra môi trường của 6 CSCNLSS là rất cao: mùa khô tỷ lệ nhiễm E.coli 100%, tổng số khuẩn lạc là 3,01.105cfu/ml, nhiễm C.per 100%, tổng số khuẩn lạc là 2,2.104cfu/ml; mùa mưa tỷ lệ nhiễm E.coli 100%, tổng số khuẩn lạc là 2,19.105cfu/ml, nhiễm Sal 100%, tổng số khuẩn lạc là 3,81.102cfu/ml, nhiễm C.per cũng 100%, tổng số khuẩn lạc là 1,76.104cfu/ml. Tỷ lệ lợn bị bệnh tiêu chảy trung bình 3 năm trong mùa khô, mùa mưa tại 6 CSCNLSS là: mùa khô 13,96%, mùa mưa là 14,80%.
Mối quan hệ và mức độ liên quan giữa yếu tố gây nhiễm là E.coli, Sal, C.per trong nguồn nước thải ra môi trường và tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mưa tại 6 CSCNLSS là chặt chẽ: mùa khô, mối tương quan này là rất chặt chẽ khi giá trị | R | >0,9; mùa mưa, mối tương quan này cũng rất chặt chẽ khi giá trị | R | >0,9. Đã xác định được các phương trình hồi quy tuyến tính đối với bệnh tiêu chảy ở lợn. Ảnh hưởng của E.coli, Sal, C.per trong nguồn nước thải ra môi trường: Mùa khô: Y(x1, x2, x3) = 11,573 + 0,997 X1 – 0,465 X2 + 1,187 X3; Mùa mưa: Y(x1, x2, x3) = 10,937 – 2,288 X1 + 2,918 X2 – 0,875 X3. Như vậy, các yếu tố gây ô nhiễm với số lượng khuẩn lạc cfu/ml cao đã có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mưa. Khi số lượng khuẩn lạc cfu/ml ô nhiễm trong nguồn nước thải ra môi trường càng cao thì tỷ lệ lợn bị tiêu chảy cũng sẽ càng cao.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 1/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả