Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng axit của zirconia biến tính từ nguồn nguyên liệu Việt Nam
16/05/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Mai Xuân Tịnh (khoa Hóa học- Đại học khoa học Huế) và Lê Thanh Sơn, Nguyễn Thanh Bình (khoa Hóa học- Đại học KHTN, Hà Nội) nhằm trình bày tổng hợp đặc tính axit của các oxit kim loại, hỗn hợp các kim loại trên cơ sở ZrO2.
Nhóm tác giả dùng quặng zircon Việt Nam làm nguyên liệu để điều chế ZrOCl2 để làm nguyên liệu đầu cho tổng hợp các oxit kim loại và hỗn hợp oxit kim loại sunfat hóa. Quá trinh thực nghiệm cho thấy, khi biến tính ZrO2 bằng các oxit kim loại Al,Sn,Ce với hàm lượng khác nhau biểu diễn qua tỉ lệ Me/Zr = 3,7,11 thì các hỗn hợp oxit kim loại hỗn hợp ở tỉ lệ Me/Zr=3 có lực axit tốt hơn cả. Các axit kim loại này đều có thể làm thay đổi màu của các chỉ thị metyl đỏ và antraquinon rất rõ ràng nhưng lại không làm thay đổi màu m-nitrotuluen.
Bằng phương pháp TPD-NH3 của các mẫu zirconia sunfat hóa và zirconia được biến tính bằng các kim loại Al,Sn,Ce sunfat hóa cho thấy, tất cả các mẫu axit rắn đều là các axit rắn có phần tâm axit rất mạnh, nhiệt độ giải hấp NH3 từ 520-545C. trật tự các chất rắn được sắp xếp như sau: SZ>SZA (3/2)>SZS>(3)>SZC (3). Điều này mở ra hướng điều chế các xúc tác refominh các hiđrocacbon có lực axit không quá mạnh.
BH (Theo tạp chí Hóa học &Ứng dụng, số 5/08)