Nghiên cứu hiệu ứng cắt mạch chitosan trong nước bằng bức xạ Gamma Co-60
22/07/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Bùi Duy Du (Viện Khoa học vật liệu ứng dụng), Đặng Văn Phú, Nguyễn Quốc Hiến (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) và Bùi Duy Cam (Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội) thực hiện nhằm tìm hiểu hiệu ứng cắt mạch Chitosan tan trong nước (CTTN) có khối lượng phân tử (KLPT) thấp hoặc oligochitosan cho các mục đích ứng dụng khác nhau.
CTTN được chế tạo theo phương pháp axetyl hóa chitosan trong dung dịch 5% và dung môi là axit lactic thay cho nồng độ chitosan 1%. Mẫu CTTN và dung dịch 0,5; 1; 2,0; 3,0% (w/v) được chiếu xạ trên nguồn gama ST-SV Co-60/B.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, KLPT của CNNT giảm rất nhanh trong dung dịch 0,5% so với dạng bột. Nguyên nhân là do hiệu ứng cắt mạch gián tiếp từ các sản phẩm xạ ly nước trong khi với CTTN dạng bột chỉ có hiệu ứng cắt mạch trực tiếp. Hiệu ứng cắt mạch bức xạ CTTN giảm khi nồng độ tăng. Điều này cũng có sự đóng góp của hiệu ứng cắt mạch gián tiếp từ các sản phẩm xạ li nước với CTTN. Phổ nhiễu xạ tia X của CNTT -48 kGy hầu như không đổi so với phổ của CNTT. Cấu trúc 0,5% đến 20 kGy hoàn toàn vô định hình.
Như vậy, mức độ suy giảm KLPT của CTTN cắt mạch bằng bức xạ giảm khi nồng độ tăng vàCTTN dễ cắt mạch bức xạ hơn chitosan do cấu trúc của CTTN chủ yếu vô định hình.
BH (Theo tạp chí Hóa học, số 1/08)