SpStinet - vwpChiTiet

 

Phân tích các yếu tố liên quan đến di căn hạch trong ung thư dạ dày sớm

Đề tài do các tác giả Lê Minh Sơn và Nguyễn Ngọc Khánh (bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội) thực hiện nhằm tìm hiểu sự liên quan giữa độ xâm lấn sâu, di căn của ung thư dạ dày với các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh đại thể, kích thước ổ loét, type vi thể.

Nghiên cứu phân tích K dạ dày sớm với 110 bệnh nhân từ 1997-2007 được phẫu thuật cắt dạ dày tại 4 bệnh viện Việt Đức, K, 108 và Xanh pôn (Hà Nội).
Theo đó, có 4 yếu tố chính liên quan đến tình trạng di căn dạ dày sớm là tuổi của bệnh nhân, loại tế bào học theo phân loại của WHO, số lượng hạch được vét trong khi phẫu thuật, vị trí tổn thương qua nội soi trước khi mổ.
Yếu tố tuổi có liên quan ngược chiều với tình trạng có di căn hạch (khi tuổi bệnh nhân tăng thêm 1 tuổi thì khả năng K dạ dày sớm có di căn giảm đi 13% (OR=0,87; 95% Cl: 0,78-0,97; p<0,01). Tổn thương theo phân loại tế bào của WHO cho thấy, nếu lấy loại tế bào nhú làm nền để so sánh thì bệnh nhân có tế bào học tại tổn thương K dạ dày sớm thuộc loại Ống hoặc Nhẫn, đều có nguy cơ gây tăng di căn hạch. Chỉ số OR đều tăng cao trên mô hình phân tích đơn biến và đa biến. Yếu tố vét hạch trong khi mổ K dạ dày sớm cũng cho thấy có mối tương quan thống kê với di căn hạch cả trên mô hình phân tích đơn và đa biến. Khi số hạch vét tăng lên thêm 1 hạch thì khả năng phát hiện có di căn hạch tăng thêm 30% (OR=1,3; khoảng tin cậy 95% của OR=1,1-1,54; P=0,003). Vị trí tổn thương qua nội soi cũng là một yếu tố liên quan chặt chẽ với khả năng di căn hạch. Nếu lấy vị trí tổn thương K dạ dày sớm ở 1/3 trên làm nền so sánh thì tổn thương phát hiện trên nội soi ở vào vị trí 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới đều có nguy cơ gây di căn cao hơn rất nhiều lần và sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (OR>100; p<0,001).
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 3/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả