SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu sử dụng Carbonat dimethil trong sự điều chế Metileugenol

(Cesti) Đề tài thuộc chương trình Vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ, do Trung tâm phát triển KH&CN trẻ chủ trì và tác giả Huỳnh Thị Lan Phương thực hiện, vừa được Sở KH&CN TP.HCM nghiệm thu ngày 8/7/2008.

Mục tiêu của đề tài là điều chế chất lỏng Metileugenol 5g, chất có hoạt tính dẫn dụ côn trùng bằng phương pháp sử dụng carbonat dimetil (một tác chất xanh nhằm thay thế sự độc hại của những tác chất truyền thống như sulfat dimetil, iodur metil…), góp phần bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường.
Việc điều chế được thực hiện trong các điều kiện phản ứng đun khuấy từ, chiếu xạ vi sóng; sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại để xác định cơ cấu, hiệu suất phản ứng và định danh sản phẩm: sắc ký ghép khối phổ GC-MS, GC; thăm dò hoạt tính dẫn dụ côn trùng của metileugenol trên hiện trường, so sánh hoạt tính các sản phẩm điều chế từ tác chất khác…
Kết quả, ở phương pháp đun khuấy từ, điều kiện lựa chọn cho phản ứng là Eugenol: Dimetil Carbonat (DMC) là 1 : 3 và 50% mol K2CO3, thời gian 2 giờ, phần trăm GC của phản ứng thu được là 95%. Ở phương pháp chiếu xạ vi sóng, với các điều kiện về hóa chất như nhau (phenol: DMC là 1 : 3 và K2CO3 50% mol), so sánh kết quả của 2 loại lò vi sóng cho thấy, vi sóng gia dụng sử dụng công suất 750W, thời gian 15 phút thì phần trăm GC tối đa là 84%, còn vi sóng chuyên dùng sử dụng công suất 195W, thời gian 12 phút thì phần trăm GC tối đa là 91%. Kết quả này cho thấy, phương pháp đun nóng cổ điển cho kết quả phần trăm GC cao hơn nhưng thời gian thực hiện phản ứng lại quá lâu (2 giờ so với 12 phút ở phương pháp chiếu xạ vi sóng). Tuy nhiên muốn đưa phản ứng vào sản xuất ở quy mô công nghiệp thì có thể chọn phương pháp đun nóng cổ điển bởi phương pháp chiếu xạ vi sóng bị hạn chế, chỉ thực hiện được trong phòng thí nghiệm.
Lam Vân
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả