SpStinet - vwpChiTiet

 

Hiệu quả kinh tế cây đậu xanh trong hệ thống luân canh với lúa vùng núi Dài An Giang

Đề tài do ThS. Nguyễn Văn Minh (Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên – ĐH An Giang) và PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm (Khoa Kinh tế - ĐH An Giang) thực hiện nghiên cứu chọn các giống đậu xanh có năng suất cao đưa vào cơ cấu luân canh với lúa đồng thời xác định liều lượng phân bò thích hợp cho lúa, đậu xanh tạo cơ sở cho một hệ thống canh tác bền vững, phục vụ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh An Giang.

Nghiên cứu tiến hành với 2 thí nghiệm so sánh năng suất lúa, đậu xanh tại đất ruộng bưng của nông hộ hợp tác Huỳnh Văn Quốc thuộc khóm An Bình, thị trấn Ba Chúc; 1 thí nghiệm năng suất đậu xanh ruộng trên ở hộ Nguyễn Văn Quân (ấp Sà Lôn, Lương Phi). Các điểm thí nghiệm đều thuộc vùng Núi Dài huyện Tri Tôn, An Giang. Có 8 giống đậu xanh được dùng thí nghiệm gồm D49, D170, NP305, V8-20, 2 mũi tên đỏ, 7 lá An Giang, 2 giống địa phương Đậu Mỡ, Đậu Mốc (đối chứng).
Kết quả, các giống đậu xanh 2 mũi tên đỏ (1,64 tấn/ha), V8-20 (1,64 tấn/ha), D49 (1,55 tấn/ha) là các giống năng suất cao so với đối chứng. Cần đưa các giống này thay cho vụ lúa đông xuân trong cớ cấu luân canh với 2 vụ. Lợi nhuận của cây đậu xanh vụ Đông Xuân trong cùng một điểm thí nghiệm cao hơn lúa 2 triệu đồng (7,8 so với 5,8 triệu đồng/ha). Ngoài ra ở ruộng trên lãi cũng cao hơn 1,2 triệu đồng/ha so với vụ đông xuân. Liều lượng phân bò tốt nhất đối với lúa ruộng bưng là 5 tấn/ha, đậu xanh ruộng trên 20 tấn/ha, lợi nhuận tăng thêm từ 1,3-1,9 triệu đồng/ha và thu nhập biên so với đối chứng. Ngược lại, ở ruộng bưng không có mức phân nào cho hiệu quả kinh tế.

LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 2/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả