SpStinet - vwpChiTiet

 

Phương pháp giảm bong nứt lớp màng niken trên bề mặt điện cực trơ Titan trong quá trình điện phân

Đề tài do tác giả Phạm Đức Thắng, Lưu Minh Đại, Tô Duy Phương (Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) thực hiện nhằm tìm ra giải pháp giảm bong nứt lớp màng niken trên bề mặt điện cực trơ titan trong quá trình điện phân.

Từ nguyên liệu ban đầu là dung dịch niken sunfat NiSO4.7H2O, nồng độ 200g/l và mật độ dòng khoảng 5A/dm2, điện thế khoảng 5V, có thể chế tạo tấm màng niken nguyên vẹn qua 1 hoặc 2 đợt đầu tiên. Sau một thời gian điện phân dung dịch điện ly bị nhiễm bẩn, không thể thu được tấm màng niken nguyên vẹn. Dưới tác dụng của dòng điện các vi hạt tạp chất (loại 1, loại 2) trong dung dịch điện ly được hình thành càng nhiều theo thời gian. Sự xuất hiện và bám dính của chúng vào bề mặt màng niken dẫn tới sự hình thành ứng lực nội sinh là nguyên nhân gây bong rách màng niken trên bề mặt điện cực Titan.
Khi bổ sung hợp chất SLS-1 (H2SO4 + KC12H25SO3) vào dung dịch điện phân với nồng độ thích hợp sẽ hòa tan các tạp chất loại 1 gây bẩn dung dịch hoặc khiến chúng nhỏ mịn lại( nhỏ hơn 1 µm) nhờ đó giảm tối đa tác nhân gây bong nứt. Kết quả là thu được các tấm màng niken nguyên vẹn. Phương pháp này tương đối đơn giản, không đòi hỏi phải dừng quá trình điện phân và có thể thao tác trên bất kì thời điểm nào cần thiết. Tuy nhiên, khi số lượng tạp chất loại 2 đủ lớn, tích tụ dần và xâm nhập nhiều hơn gây ra bong nứt, rách cho tấm màng. Quá trình điện phân lúc đó phải dừng, dung dịch điện ly bắt buộc phải xử lí bằng các biện pháp tổng hợp với thời gian tối thiểu 24 giờ.
Kết quả nghiên cứu trên đã được áp dụng hiệu quả vào sản xuất niken.
BH (Theo tạp chí Hóa học, số 1/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả