SpStinet - vwpChiTiet

 

Đặc điểm thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn – Lào Cai

Đề tài do TS. Nguyễn Trọng Bình (Trường ĐH Lâm nghiệp) và tác giả Nguyễn Toàn Thắng (Viện KH Lâm nghiệp) thực hiện nghiên cứu đặc điểm thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn – Lào Cai.

Nghiên cứu tiến hành xác định các kiểu rừng và trạng thái rừng, mô tả tính đa dạng của chúng.
Kết quả cho thấy, thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn – Lào Cai được đặc trưng bởi 7 kiểu thảm thực vật chính: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới với 2 phân kiểu là rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp (kiểu rừng này hội đủ các trạng thái rừng tạo thành vành đai rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới chạy từ ranh giới khu vực nghiên cứu, dọc biên giới với Than Uyên – Văn Bàn, Mù Cang Chải – Văn Bàn đến tận Lang Cúng) và rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp (phân bố ở sườn đỉnh các dông núi có độ cao 1000-1600m, có độ tán che trung bình 0,6-0,8); kiểu rừng kính thường xanh, ẩm ôn đới núi vừa, với 2 phân kiểu là rừng kín thường xanh, ẩm cây lá kim ôn đới núi (kiểu rừng này chiếm diện tích nhỏ, nằm đỉnh dông ranh giới giữa Sa Pa, Than Uyên với Văn Bàn ở độ cao 1700-2500m. Với cấu trúc khá đơn giản, kiểu rừng này không có tầng vượt tán – A1), rừng kín thường xanh cây lá rộng, lá kim ẩm ôn đới núi vừa (phân bố ở đỉnh và sườn đỉnh các dông núi có độ cao 1600-2400m như đỉnh núi Nam Khang Ho Tao (2835m), đỉnh Sinh Cha Pao (2833m) ở phía Bắc xã Nậm Xé và khu vực Phu Mang Pang và đỉnh Lang Cúng (2913m), cấu trúc của rừng đơn giản chỉ có 2 tầng tán); quần hệ lạnh vùng cao (rừng kín thường xanh trên núi cao và lạnh); trảng cây bụi thứ sinh; trảng có thứ sinh; thảm nhân tác.
Sự tác động của các nhân tố con người và chịu sự chi phối của địa lý và lịch sử các kiểu thảm thực vật làm phong phú thêm nhiều ưu hợp đặc trưng khác nhau. Đây cũng là cơ sở quan trọng để có chiến lược xây dựng các chương trình, quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trong khu vực.

LV (nguồn: Tạp chí NN&PTNT số 3/2008)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả