Xạ trị bướu vùng tuyến tùng
20/08/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Lê Tuấn Anh (bệnh viện Chợ Rẫy) thực hiện nhằm khảo sát tình hình chẩn đoán, điều trị bệnh bướu vùng tuyến tùng – một bệnh lý hiếm gặp, để rút ra những kinh nghiệm thực hành lâm sàng phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở cũng như tại Việt Nam.
Nghiên cứu tiến hành trong thời gian 24 tháng từ 1/2003-12/2004 tại khoa Ung bướu – bệnh viện Chợ Rẫy với 28 trường hợp bướu vùng tuyến tùng.
Kết quả cho thấy, tuổi khởi bệnh trung bình là 25,32 ± 2,55 tuổi, thời gian khởi bệnh trung bình là 6,14 ± 1,15 tuần. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là tăng áp nội sọ 89,28%, rối loạn thị giác 39,28%, hội chứng Parinaud 21,42%...
Về các phương pháp xử trí bướu vùng tuyến tùng, phẫu thuật có vai trò quan trọng giúp giải quyết tình trạng não úng thủy và xác định chẩn đoán mô học… Xạ trị germinôm thuần nhất: xạ toàn bộ não/toàn bộ não thất 30Gy, xạ trị tăng cường vào bướu 20-24Gy. Bướu không phải tế bào mầm, xạ trị khu trú vào bướu với tổng liều 54Gy. Bướu không có kết quả giải phẫu bệnh: xạ trị vào bướu tổng liều 24Gy. Có đáp ứng được xem thuộc nhóm tế bào mầm và xạ toàn bộ não/não thất 30Gy. Không đáp ứng xạ trị khu trú tiếp tục vào bướu đến 54Gy.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 4/2008)