SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu khả năng sử dụng một số loại thực vật thủy sinh để khử độc cho nước thải bị nhiễm Nitroglyxerin (NG) của cơ sở sản xuất thuốc phóng

Đề tài do nhóm tác giả Đỗ Ngọc Khuê, Tô Văn Thiệp, Phạm Kiên Cường, Đỗ Bình Minh, Nguyễn Hoài Nam thực hiện nghiên cứu khả năng áp dụng các giải pháp công nghệ sinh học mới – sử dụng thực vật bậc cao để khử độc cho nước thải bị nhiễm NG của các cơ sở sản xuất thuốc phóng.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai cây họ cói: cây thủy trúc và cói, có mức phát triển trung bình, chưa ra hoa với lượng sinh khối khoảng 70-550g. Mẫu nước thải nhiễm NG được lấy trực tiếp từ 1 cơ sở sản xuất vật liệu nổ thuộc Tổng cục công nghệ quốc phòng.
Bằng phương pháp xác định NG, phương pháp thử nghiệm đánh giá sức chịu đựng của thực vật thủy sinh trong môi trường bị nhiễm NG, đề tài nghiên cứu sức chống chịu trong môi trường nước bị nhiễm NG của một số loài thực vật ưa nước, khả năng khử độc cho nước thải bị nhiễm NG của cây cói và thủy trúc. Kết quả cho thấy, nước thải của cơ sở sản xuất thuốc phóng bị nhiễm NG là loại nước thải có nguy cơ gây hại đối với nhiều loại thực vật thủy sinh phổ biến ở nước ta đặc biệt là các loại bèo. Thủy trúc và các loại cây vừa có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường nước thải bị nhiễm NG vừa có tác dụng làm giảm nhanh hàm lượng NG trong nước thải. Có thể khẳng định, đây là các loại cây có triển vọng sử dụng được cho mục đích khử độc nước thải cho các cơ sở sản xuất thuốc phóng.
BH (Theo Tạp chí KH&CN, số4/07)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả