SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu ứng dụng các dạng kết cấu tường chắn trong thiết kế xử lý hiện tượng đất sụt trên đường giao thông.

Đề tài do TS Doãn Minh Tâm và ThS Nguyễn Bằng Việt (Viện KH&CN GTVT) thực hiện nhằm đưa ra các loại kết cấu tường chắn, nguyên lý tính toán, phạm vi ứng dụng, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống sụt đất.

Đất sụt thường xảy ra trên các tuyến đường giao thông có cấu trúc địa chất, địa hình phức tạp, đặc biệt vùng núi đắp cao. Để phòng chống sụt lún có nhiều phương pháp nhưng dùng công trình tường chắn là biện pháp phổ biến. Các loại tường chắn được áp dụng là: tường đá xếp khan, tường rọ đá, tường xây đá hộc, tường bê tông, tường bê tông cốt thép (BTCT), tường BTCT có neo, tường khung dầm BTCT có neo, tường vòm BTCT neo chống trượt phẳng, tường trọng lực dùng đất có cốt.
Sau khi tính toán áp lực đất và thiết kế tường chắn, đề tài cho rằng, khi thiết kế một hoặc nhiều hàng cọc giữ thì khoảng cách giữa chúng được xuất phát từ lý thuyết hiệu ứng vòm trong đất đá ổn định và từ lý thuyết dẻo trong khối đất biến dạng dẻo. Từ đó, áp lực toàn phần của khối đất trượt sẽ truyền lên hàng cọc và phần đất bị kẹp giữa chúng. Khi đó cọc và đất làm việc đồng thời với nhau như một tổ hợp tường cọc – đất và làm tăng khả năng chịu lực của tường.

BH (Theo Tạp chí Cầu đường, số 7/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả