Nghiên cứu quá trình hình thành màng phủ kép Cromat – vecni bảo vệ chống ăn mòn cho latông – silic
30/08/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Latông L68 là loại hợp kim đồng đang được sử dụng phổ biến trong kĩ thuật quốc phòng nhưng còn nhiều hạn chế. Latông LK75-0,5 có nhiều ưu thế hơn như: hàm lượng kẽm thấp hơn, có thêm silic, đáp ứng yêu cầu sản xuất, cất giữ và bảo mật.
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương, Hà Hữu Sơn, Mai Xuân Đông, Nguyễn Đức Hùng (Viện Hóa học vật liệu) tiến hành nghiên cứu quá trình hình thành màng phủ kép Cromat – vecni để đảm bảo đồng nhất thành phần hóa học của lớp latông bề mặt với bên trong.
Mẫu nghiên cứu được lấy từ hợp kim latông silic có thành phần hóa học chính là 74,6%Cu; 24,7%Zn; 0,5%Si; 0,2% các tạp chất khác. Quá trình cromat được tiến hành theo 3 giai đoạn: hoạt hóa, cromat hóa và sấy tạo màng. Cụ thể hoạt hóa trong dung dịch với thành phần: CrO3 (60g/l), H2SO4 (6g/l), NaCl (3g/l), NaF (1g/l), HNO3 (0,3g/l) tại nhiệt độ phòng và thời gian là 60 giây.
Quá trình crom hóa được thực hiện trong dung dịch có thành phần: CrO3 (85g/l), NaCl (3g/l), H2SO4 (8,5g/l), NaF (1g/l) và HNO3 (0,3g/l) tại nhiệt độ phòng và thời gian 20 giây rồi rửa làm khô và sấy ở 600C trong 30 phút.
Cuối cùng, màng vecni của lớp kép được nhúng trong dung dịch vecni hai thành phần có chỉ số axit Cax = 46,73.
Kết quả cho thấy, màng phủ bảo vệ kép cromat-vecni cho hiệu quả bảo vệ cao đối với latong silic LK75-0,5.
BH (theo Tạp chí Hóa học, số 2/08)