Đa dạng và đặc tính hóa học của các loài thực vật thủy sinh ở Thừa Thiên Huế
21/08/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Pierre-Yves ANCION, Claude N.CHIANG, Joseph E.DUFFY (ĐH Louvain la neuve, Bỉ), Hoàng Thị Thái Hòa, Phạm Khánh Từ, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Dung (ĐH Nông lâm Huế), Tôn Thấp Pháp (ĐH Khoa học Huế) thực hiện nghiên cứu sự đa dạng và đặc tính hóa học của các loài thực vật thủy sinh ở Thừa Thiên Huế.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát tổng thể các loài thực vật thủy sinh đầm phá Tam Giang, đánh giá sự đa dạng các loài ở phá Tam Giang, xác định một số thành phần hóa học của thực vật thủy sinh, trong thời gian từ tháng 2-4/2005 tại 4 xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Vinh Xuân và Vinh Phú.
Kết quả nghiên cứu đã xác định, vùng đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế có 12 loài thực vật sống nổi trên mặt nước được xếp vào hai lớp khác nhau, trong đó 10 loài thuộc lớp Liliopsida và 2 loài thuộc lớp Magnoliopsida, bên cạnh đó 5 loài tảo cũng được phát hiện ở đây. Mức độ phong phú của thực vật thủy sinh biến đổi nhiều phụ thuộc vào chức năng của các loài và vị trí của chúng cùng độ mặn của nước trong phá Tam Giang. Các loài có sinh khối lớn là Vallisneria spiralis (3,1kg/m2), Najas indica (2,9kg/m2), Halodule tridentata (2,5kg/m2) và Cymodoceae rotundata (2,3kg/m2). Trong số 12 loài thì tại Quảng Thái có 5 loài Najas indica chiếm tỷ lệ lớn (60%) và Quảng Lợi có 5 loài Najas indica chiếm khoảng 50%. Tại xã Vinh Xuân chỉ phát hiện duy nhất loài Halodule tridentata (100%) và Vinh Phú Cymodoceae rotundata (100%). Về đặc tính hóa học loài, kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng nước trong hầu hết các mẫu phân tích có sự dao động rất lớn. Các loài Najas indica, Vallisneria spiralis Enteromorpha flexuosa và Eichhornia crassipes có tỷ lệ C/N khá thấp. Hàm lượng K, Mg cao ở các loài như Vallisneria spiralis, Najas indica và Enteromorpha flexuosa.
LV (nguồn: TC NN&PTNT số 3/2008)