Động vật phù du và nguồn lợi cá nổi vùng khơi biển Tây Nam Bộ Việt Nam
19/11/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Nguyễn Dương Thạo (Viện nghiên cứu hải sản) thực hiện nhằm đánh giá tính đa dạng, tiềm năng sinh học của động vật phù du (ĐVPD).
Nghiên cứu tập trung vào nhóm ĐVPD là thức ăn cho cá thuộc vùng biển ngoài khơi Tây Nam Bộ.
Kết quả, đã tìm thấy tổng số 161 loài ĐVPD trong đó có 117 loài là thức ăn cho cá. Quần xác ĐVPD có cấu trúc khá bền vững, ít biến đổi theo mùa, giá trị tính đa dạng. Nghiên cứu đã phát hiện được 7 loài ĐVPD ưu thế là: Eucalanus subcrassus, Cathocalanus pauper, Temora discaudata, Acartina erythraea, Centropages furcatus, Sagitta enflata, Diphyes chamissonis.
Khối lượng ĐVPD trong vùng biển biến động theo mùa, trung bình 86,89mg/cm3. Vùng tập trung ĐVPD có khối lượng >150mg/cm3 ở phía Tây Nam đảo Phú Quốc. Với diện tích 80.900 km2, ước tính tổng khối lượng ĐVPD là thức ăn cho cá là 335.600 tấn, năng suất sinh học đạt 11.076.200 tấn/năm và trữ lượng là 11.411.800 tấn. Trên cơ sở nguồn thức ăn là ĐVPD ước tính trữ lượng cá nổi ở vùng khơi biển Tây Nam Bộ là 295.100 tấn, cho khả năng khai thác là 62.000 tấn/năm, tối đa là 68.000 tấn/năm để sử dụng bền vững nguồn lợi.
BH (Theo NN&PTNT, số4/08)