SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu xử lý nước thải giết mổ bằng công nghệ sinh học kết hợp lọc dòng ngược AO-USBF

Nhóm tác giả Đặng Xuân Hiển (Bộ môn Công nghệ Môi trường – Viện KH và CN môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội) và Nguyễn Hữu Nam (Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp) tiến hành nghiên cứu dựa trên đánh giá việc loại bỏ chất hữu cơ, nito và phốt pho có trong nước thải giết mổ bằng mô hình thí nghiệm AO-USBF nhằm chỉ ra công nghệ xử lý nước thải giết mổ hiệu quả và kinh tế trong tương lai.

Công nghệ sinh học lọc dòng ngược (USBF) là một công nghệ xử lý nước thải mới, hiện đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Công nghệ này được cải tiến dựa trên cơ sở quá trình bùn hoạt tính và quá trình lọc sinh học. Công nghệ USBF tích hợp các quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm trong các bông bùn sinh học của bùn hoạt tính trong điều kiện thiếu khí, hiếu khí và phân hủy sinh học/lọc sinh học trong tầng bùn lọc ngược dòng.

Nước thải giết mổ của cơ sở giết mổ Mễ Trì được sử dụng cho nghiên cứu. Qúa trình nghiên cứu được tiến hành trên 2 mô hình thiết bị xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học kết hợp lọc ngược dòng USBF quy mô 50 lít/ngày trong phòng thí nghiệm chạy song song, tương ứng với 1 mô hình chạy với bùn hoạt tính được khởi tạo thông thường và 1 mô hình còn lại chạy với bùn hoạt tính được khởi tạo và bổ sung thêm chế phẩm vi sinh vật BIO USBF. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thời gian lưu (HRT) tối ưu, và dựa trên giá trị HRT tối ưu này để đánh giá hiệu quả xử lý đối với các yếu tố khác, gồm: khả năng xử lý hữu cơ, xử lý nito và xử lý phốt pho.

Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ USBF rất thích hợp để xử lý nước thải giết mổ, cụ thể: đối với mô hình không bổ sung chế phẩm vi sinh vật đặc chủng BIO USBF có HRT là 19 giờ, tương ứng với giá trị HRT này có hiệu quả xử lý BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày) trung bình đạt 94,00±0,59%, với TN (tổng hàm lượng nito) trung bình 84,20±1,40% và với TP (tổng hàm lượng phốt pho) trung bình 75,56±1,33%. Đối với mô hình có bổ sung chế phẩm vi sinh vật đặc chủng BIO USBF có HRT là 17 giờ; tương ứng với giá trị HRT này có hiệu quả xử lý BOD5 trung bình đạt 94,16±0,57%; với TN trung bình 90,18±0,56% và với TP trung bình 92,91±0,71%. Qua kết quả nghiên cứu cũng có thể thấy rằng khi sử dụng chế phẩm BIO USBF có thể làm tăng rõ rệt hiệu quả loại bỏ nito và phốt pho.
MN (nguồn: Tạp chí Xây Dựng, số 5-2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả