Phân tích mùi thơm bằng kỹ thuật chỉ thị phân tử trên giống lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long
03/12/2010
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Nguyễn Thị Lang, Phạm Thị Thu Hà, Trần Thị Thanh Hồng (Viện Lúa ĐBSCL), Bùi Chí Bửu (Viện KHKTNN miền Nam) thực hiện nghiên cứu phân tích mùi thơm bằng kỹ thuật PCR trên giống lúa tại ĐBSCL.
Mùi thơm được liên kết với chỉ thị phân tử RM 28 trên nhiễm sắc thể số 8; vật liệu nghiên cứu là 100 giống lúa mùa, 100 giống lúa cao sản, 100 mẫu lúa thơm tại Viện Lúa ĐBSCL và 103 giống lúa Jasmine thu thập tại Châu Phú, tỉnh An Giang.
Dựa trên tính trạng mùi thơm đã đánh giá được kiểu hình của 100 giống lúa mùa và 104 giống lúa cao sản. Ba giống lúa mùa có cùng tên gọi như: Tài nguyên, Lùn đỏ, Nàng nhen thơm của cùng một giống nhưng rất biến động về mùi thơm. Thông qua marker RG28F-R được sử dụng trên 27 giống lúa thơm và không thơm cho thấy, đối với gen mùi thơm và không thơm được xác định rất chắc chắn. Dựa vào marker phân có thể đánh giá gián tiếp sự hiện diện hay không hiện diện của gen chọn lọc, nhờ marker phân tử mà không bị ảnh hưởng của môi trường. Một số giống lúa mùa cho kết quả mùi thơm ổn định trên cả lá và thân như: Nàng thơm chợ đào, Nanh chồn và các giống cao sản: OM4900, OM5625, OM6162, OM7345, OMCS39 và lúa thơm ở các dòng từ Jasmine số 5, 6, 9, 13, 35, 1, 36 liên kết với gen mùi thơm, điều này rất có ích cho việc chọn bố mẹ có tính trạng mùi thơm.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 8/2010)