SpStinet - vwpChiTiet

 

Muỗi (Contarinia.SP) – tác nhân gây hại hoa huệ trắng vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đề tài do các tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc, Huỳnh Thanh Đức (ĐH Cần Thơ) thực hiện điều tra nghiên cứu về tác nhân gây hại chính trên hoa huệ và đặc điểm sinh học, sự gây hại của chúng.

Nghiên cứu tiến hành điều tra về sự thiệt hai trên 3 địa bàn trồng huệ phổ biến của ĐBSCL (Cai Lậy – Tiền Giang, Lai Vung – Đồng Tháp và TP. Cần Thơ), thời gian từ tháng 8/2007-5/2008.
Kết quả ghi nhận, hiện nay tại ĐBSCL, tác nhân chính gây hại nặng trên hoa huệ là loài muỗi Contarinia, học Cecidomyiidae. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 27-30 độ C, ẩm độ từ 75-88%), muỗi Contarinia sp. có chu kỳ sinh trưởng ngắn, khoảng 14-16 ngày. Toàn bộ giai đoạn phát triển của ấu trùng đều nằm trong nụ hoa huệ để gây hại, giai đoạn nhộng xảy ra trong đất. Với kích thước rất nhỏ, chu kỳ sinh trưởng ngắn, khả năng ăn của ấu trùng (dòi) trong hoa huệ rất cao nên muỗi Contarinia sp. là đối tượng rất khó phòng trừ. Việc định danh đến loài cũng như nghiên cứu các biện pháp quản lý loài muỗi thuộc giống Contarinia sp. đang được tiếp tục thực hiện tại Bộ môn Bả vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 8/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả