Nghiên cứu ứng dụng maker phân tử trong chọn giống lúa chịu mặn tạo bằng kỹ thuật nuôi cấy túi phấn
16/04/2009
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do PGS.TS. Nguyễn Thị Lang (Viện Lúa ĐBSCL), Phạm Thị Xim (Trung tâm Giống tỉnh Kiên Giang), GS.TS. Bùi Chí Bửu (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) thực hiện nghiên cứu ứng dụng marker phân tử trong chọn tạo giống lúa chịu mặn bằng kỹ thuật nuôi cấy túi phấn phục vụ cho sản xuất ở ĐBSCL.
Thí nghiệm nghiên cứu được thực hiện với ba tổ hợp C53/Pokkali, C53/Đốc Phụng, C53/C51 trên môi trường N6 phối hợp N6 + 2 mg/l 2,4 D + 60g/lít Sucroz. Phương pháp nghiên cứu gồm trồng cây tái sinh (cây A1) trong nhà lưới, thanh lọc mặn ở giai đoạn mạ quần thể A2 với giống chuẩn kháng là Pokkali và giống chuẩn nhiễm là IR28, đánh giá kiểu gen quần thể A2 bằng chỉ thị (marker) phân tử.
Qua quan sát và đánh giá kiểu hình của cây A1 của 72 dòng lúa được tạo bằng nuôi cấy túi phấn trong nhà lưới, không nhận thấy có dòng nào phản ứng với quang kỳ. Các dòng được tạo ra qua nuôi cấy túi phấn thì tương đồng nhất, chỉ có một dòng có sự biểu hiện của cây khác dạng. Có một số dòng thuộc tổ hợp lai C53/D51 như C53/D51 -3, C53/D51 -7, C53/D51 -8 và C53/D51 -9 cho năng suất cá thể khá cao và các đặc tính nông học tương đối tốt. Từ kết quả thanh lọc mặn ở giai đoạn mạ thông qua các dữ liệu marker SSR với primer RM 223 sử dụng trên 72 dòng, các band hình cho thấy tách giữa giống chống chịu và giống nhiễm. Kích thước này nằm trong khoảng kích thước phân tử 140-160bp. Phương pháp đánh giá kiểu gen dựa trên marker phân tử thì tương đối chính xác, dựa vào marker SSR có thể đánh giá gián tiếp sự hiện diện hay không hiện diện của gen chọn lọc nhờ marker mà không bị ảnh hưởng của môi trường. Các dòng lúa tái sinh qua nuôi cấy túi phấn: C53/Đốc Phụng -17, C53/Đốc Phụng -19, C53/Pokkali -5, C53/Pokkali -11, C53/Pokkali -27, C53/Pokkali -42, C53/Pokkali -43, C53/Pokkali -44, C53/D51 -4, C53/D51 -5 và C53/D51 -8 là các dòng có khả năng chống chịu tốt với điều kiện mặn.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 8/2008)