Đánh giá sức kháng động đất của cầu dầm liên tục BTCT qua phân tích ứng xử động theo tiêu chuẩn Nhật Bản, JRA-2002
25/09/2009
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do ThS. Trần Việt Hùng (Khoa Công trình, Trường ĐH Giao thông vận tải), GS.TS. Osamu Kiyomiya, TS. Tongxiang An (Khoa Xây dựng, Trường ĐH Waseda, Nhật Bản) thực hiện đánh giá sức kháng động đất của cầu dầm liên tục BTCT qua phân tích ứng xử động theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Theo đó, với tính toán trong nghiên cứu này cho thấy, trụ cầu không xảy ra phá hoại kết cấu với động đất cấp 1. Với động đất cấp 2 có xuất hiện một số khả năng phá hoại đối với kết cấu do xuất hiện biến dạng lớn. Khả năng khống chế động đất khi bố trí thiết bị “stop-per” và gối cao su là rất đáng kể. Việc sử dụng “stop-per” có thể làm giảm được chuyển vị trí tương đối và ngăn cản việc rơi dầm khi trụ không sụp đổ khi động đất. Khi áp dụng tiêu chuẩn Nhật Bản để thiết kế kháng chấn với động đất cấp 2 thì việc tăng cường cho trụ cầu là cần thiết. Tuy nhiên động đất cấp 2 không xuất hiện ở nước ta, do đó đây chỉ là nhận xét mang tính phòng ngừa.
LV (nguồn: TC Cầu đường VN, số 4-2009)