SpStinet - vwpChiTiet

 

Đa dạng động vật đáy cỡ lớn vùng bãi triều tỉnh Thái Bình và một số giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi

Đề tài do ThS. Nguyễn Thùy Dương (Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản), ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền (NXB Giáo dục), GSTS. Vũ Trung Tạng (ĐH Quốc gia Hà Nội), TS. Phạm Đình Trọng (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật) thực hiện nghiên cứu đa dạng động vật đáy (ĐVĐ) cỡ lớn vùng bãi triều tỉnh Thái Bình và một số giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi.

Nghiên cứu tiến hành với các loài ĐVĐ cỡ lớn thuộc các lớp giáp xác, thân mềm chân bụng, thân mềm hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái bãi triều tỉnh Thái Bình.
Qua các đợt khảo sát nghiên cứu vùng triều tỉnh Thái Bình trong hai năm 2006 và 2007, nhóm tác giả đã xác định được 153 loài ĐVĐ cỡ lớn thuộc 94 giống, 51 họ, 15 bộ, trong đó nhóm giáp xác có thành phần loài phong phú hơn cả (50,3%). ĐVĐ ven biển Thái Bình mang đầy đủ đặc trưng của khu hệ ĐVĐ rừng ngập mặn ven biển Bắc bộ và không có sự sai khác nhiều so với hệ ĐVĐ ở hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy (Nam Định). Các sinh cảnh phân bố của ĐVĐ rất đa dạng, đó là: phân bố theo đặc tính nền đáy; phân bố ở trong và ngoài rừng ngập mặn; phân bố theo tầng; phân bố theo thủy triều. ĐVĐ cỡ lớn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, là đối tượng khai thác tự nhiên và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên do đang bị khai thác quá mức, môi trường sống bị ô nhiễm, sinh cảnh bị hủy hoại đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại của chúng. Vì vậy cần có những giải pháp thích hợp nhằm khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi ĐVĐ cỡ lớn trong khu vực (trồng và bảo vệ rừng ngập mặn; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; quy hoạch sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên; nâng cao nhận thức cộng đồng và cường công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên đa dạng sinh học…).

LV (nguồn: TC NN&PTNT, 9/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả