Khảo sát ảnh hưởng của eudragit NE 30D đến khả năng giải phóng hoạt chất của nang chứa cao bạch quả (Ginkgo biloba)
06/11/2009
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Nguyễn Đăng Thoại, Trần Ngọc Dân, Đỗ Thị Minh Thuận (Cty CP Dược phẩm OPC), Hoàng Minh Châu, Nguyễn Thiện Hải, Nguyễn Đức Tuấn (Khoa Dược – ĐH Y dược TP.HCM) thực hiện khảo sát sự ảnh hưởng của eudragit NE30 D (“Polyacrylate dispersion 30 Per Cent” Ph. Eur) – một tá dược thường được dùng trong các chế phẩm viên nén hóa dược – đến độ hòa tan (ở đây quercetin được chọn làm chất đánh dấu) của chế phẩm chứa cao bạch quả (Ginkgo biloba extract – GBE).
Bằng cách thử nghiệm độ hòa tan của chế phẩm nghiên cứu theo phương pháp đánh giá của thuốc phóng thích kéo dài, kết quả đã bước đầu cho thấy chế phẩm có thể phóng thích hoạt chất ở trong cả 2 điều kiện môi trường: pH acid (môi trường ở dạ dày) và pH môi trường đệm (môi trường ở ruột). Điều này rất có ý nghĩa trong việc định hướng nghiên cứu chế phẩm chứa GBE dùng một liều trong ngày. Kết quả khảo sát độ phóng thích hoạt chất của công thức M6, M7 ở điều kiện của pha A đã gợi ý về hướng khảo sát tiếp tục: nếu chế phẩm nghiên cứu có hàm lượng 100mg GBE thì trong 1 giờ đầu độ phóng thích hoạt chất sẽ tương đương với các chế phẩm ở dạng bào chế quy ước (như Tanakan, OP.CAN…) chứa 40mg GBE. Nhóm tác giả sẽ tiếp tục tối ưu hóa công thức bào chế của các công thức M6, M7 và đánh giá sinh khả dụng trên invivo.
LV (nguồn: TC Dược học, 1/2009)