Đánh giá khả năng cấp nhiệt của các collector mặt trời kiểu ống nhiệt
29/09/2009
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Lê Chí Hiệp (ĐH Bách khoa TP.HCM), Hoàng An Quốc (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM), Hoàng Dương Hùng (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) thực hiện đánh giá khả năng cấp nhiệt của các loại collector, phân tích ưu – nhược điểm của từng loại, từ đó đưa ra những nhận định về tính khả thi của việc ứng dụng năng lượng mặt trời để đáp ứng các nhu cầu về điều hòa không khí trong điều kiện Việt Nam.
Thí nghiệm nghiên cứu được thực hiện với 5 loại collector mặt trời kiểu ống nhiệt đã được thực hiện trong khuôn khổ đề tài mã số B2007-20-06TĐ.
Các kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu suất của các loại collector 1A và 1B cao hơn các loại còn lại vì có hút chân không. Tuy nhiên, trong những năm trước mắt vẫn chưa thể sản xuất các loại collector này ở trong nước vì chưa có công nghệ phù hợp và vì vẫn còn phụ thuộc vào loại vật tư nhập từ nước ngoài là ống thủy tinh. Với collector loại 2A, không cần loại vật tư đặc biệt nào và hoàn toàn có thể chế tạo trong điều kiện hiện nay ở trong nước. Các kết quả thí nghiệm cho thấy, collector loại 2A có thể được sử dụng để cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ H
2O – LiBr trung bình trong khoảng từ 11 giờ 30 cho đến 14 giờ mỗi ngày. Để đảm bảo sự vận hành ổn định của hệ thống thì nhất thiết phải đưa nguồn nhiệt hỗ trợ vào sơ đồ. Nguồn nhiệt này sẽ được sử dụng vào những giờ đầu và những giờ cuối của mỗi ngày, khi bức xạ mặt trời không đáp ứng được yêu cầu vận hành máy lạnh hấp thụ H
2O – LiBr.
LV (nguồn: TC KH&CN Nhiệt, số 87-5/2009)