So sánh tác dụng chống oxy hóa của một số dẫn chất flavonoid bán tổng hợp từ rutin
16/10/2009
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Trương Văn Thiện (Cty Dược Đà Nẵng), Trần Thành Đạo (Trường ĐH Y dược TP.HCM) thực hiện điều chế các dẫn chất từ rutin và kết quả sàng lọc tác động chống oxy hóa in vitro trên cả hai mô hình bắt giữ gốc tự do DPPH và mô hình hệ thống b-caroten-linoleic acid.
Theo đó, 5 dẫn chất thế nhiều nhóm oxygen trên cấu trúc của flavon được bán tổng hợp từ rutin và khảo sát các tác động chống oxy hóa in vitro. Kết quả thử nghiệm tác dụng chống oxy hóa cho thấy nhóm hydroxy tự do ở các vị trí C3 và cặp OH ở vị trí liền kề nhau trên vòng B (C3, C4) có ảnh hưởng nhiều đến tác dụng chống oxy hóa của phân tử flavon.
Trong số các yếu tố trên, nhóm OH ở vị trí C3 cần thiết cho cả 2 mô hình bắt giữ gốc tự do và mô hình hệ thống beta-caroten-linoleic acid. Sự methyl hóa toàn phần các nhóm OH làm giảm đáng kể hoạt tính chống oxy hóa của các dẫn chất flavonoid. Dẫn chất 3’, 4’, 5, 7-tetramethoxy-3-hydrox-yflavon là chất chống oxy hóa tiềm năng nhất, có thể thay thế cho rutin và quercetin trong điều trị. Chất này kém phân cực hơn so với rutin và quercetin (do trong phân tử chỉ chứa duy nhất một nhóm OH tại C3, trong khi 4 nhóm còn lại được methyl hóa) sẽ cải thiện sự hấp thu qua hệ thống tiêu hóa.
LV (nguồn: TC Dược học, 11/2008)