SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng chỉ thị phân tử (Got isozym) trong xác định con lai ở cam quýt (Rutaceae)

Đề tài do PGS.TS Ngô Xuân Bình (Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên) thực hiện sử dụng chỉ thị isozym Got-1 và Got-3 để phân biệt con lai thế hệ F1 ở hai tổ hợp lai số 1 và 2.

Tổ hợp lai số 1 là (TN1 x BQ-1) cây mẹ là dòng TN1 cho hạt đa phôi. Đa phôi là hiện tượng tương đối phổ biến ở cây ăn quả nói chung và cây cam quýt nói riêng. Đa phôi gồm 2 dạng di truyền tồn tại trong cùng một hạt, phôi vô tính và phôi hữu tính. Vì vậy những loài cây ăn quả cho hạt đa phôi sẽ có những yếu tố tích cực và bất lợi. Nhiều giống cam quýt có giá trị kinh tế cao mang hạt đa phôi trong đó có phôi vô tính và hữu tính. Vấn đề quan trọng đối với các nhà chọn giống là cần phải phân lập được con lai (mọc từ phôi hữu tính) từ quần thể hạt đa phôi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ thị Got isozym (Got-1 và Got-3) là công cụ có hiệu quả trong việc xác định con lai ở cây cam quýt. Trong đó, ở tổ hợp lai số 1, chỉ thị Got-1 và Got-3 có thể xác định được 50%-75% số con lai; ở tổ hợp lai số 2 (TN1 x YH-2) có thể xác định được từ 50%-100% số con lai. Trong 96 cây con ở tổ hợp lai số 1, có 21 cây là con lai mọc từ phôi hữu tính, 75 cây không thể xác định, có thể loại bỏ trong quá trình chọn giống. Trong 120 cây con ở tổ hợp lai số 2, có 27 cây con là con lai, 70 cây con mọc từ phôi vô tính và 23 cây con không thể xác định có thể loại bỏ trong quá trình chọn lọc. Kết quả nghiên cứu giúp xác định chính xác con lai, tiết kiệm thời gian công sức trong chọn giống cam quýt.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 3/2010)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả