Nghiên cứu xác định vùng nhân dòng bất dục và sản xuất hạt lúa lai F1 hệ hai dòng ở Việt Nam
25/06/2010
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, ThS. Vũ Bình Hải, tác giả Trần Văn Quang (Viện Sinh học nông nghiệp), TS. Nguyễn Bá Thông (Trường ĐH Hồng Đức) thực hiện nghiên cứu với dòng bất dục đực T1S-96 và tổ hợp lai TH3-3 thuộc hệ T1S đang chiếm diện tích sản xuất hạt lai F1 và diện tích lúa thương phẩm lớn nhất ở miền Bắc.
Kết quả, các giống lúa lai hai dòng chọn tạo trong nước hệ T1S hiện nay có năng suất nhân dòng và năng suất hạt F1 khá cao, có lợi thế cạnh tranh để phát triển mạnh trong sản xuất đại trà. Thời vụ và vùng nhân dòng mẹ: vụ xuân, gieo 15-25/12 ở đồng bằng; vụ mùa, gieo 20-30/6 ở vùng núi có độ cao trên 950 m so với mặt biển, năng suất đạt 18-35 tạ/ha. Thời vụ sản xuất hạt lai F1: vụ mùa gieo dòng mẹ 10-25/6 ở phía Bắc; vụ xuân muộn gieo dòng mẹ 7-14/02 ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên, năng suất từ trung bình đến cao. Sản xuất hạt lai F1 hệ hai dòng trong nước cần được quy hoạch dựa vào điều kiện thời tiết khí hậu từng vùng với mức thích ứng khác nhau, nên tập trung xây dựng các làng nghề sản xuất hạt lai tại những vùng thích ứng cao (vùng 1) và vùng thích ứng khá (vùng 2) để nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 3/2010)