SpStinet - vwpChiTiet

 

Đặc điểm phân bố mưa tại khu vực Nam Trung bộ

Theo nhóm nghiên cứu Bùi Thị Tuyết, Từ Thị Năm (Khoa Khí tượng thủy văn và tài nguyên nước), với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bản thân nhịp điệu mùa của nó đã là phức tạp, lại có mối tương tác với cấu trúc địa hình đa dạng như khu vực Nam Trung bộ nên nhịp điệu mùa ở đây càng phức tạp hơn, sự biến động và phân hóa cũng sâu sắc hơn, đã phản ánh rõ nét trong đặc trưng về chế độ mưa mùa.

Khu vực Nam Trung Bộ có nền nhiệt độ tương đối cao nên mưa là nhân tố quan trọng chi phối thời vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là vùng núi. Đặc trưng mưa có thể nói lên trạng thái bất ổn định của thời tiết gió mùa. Thường thì những trường hợp có mưa là những trường hợp có nhiễu động động lực trong cơ chế gió mùa, gây ra bởi sự hội tụ, rãnh thấp, áp thấp… Tuy nhiên, ý nghĩa đặc trưng còn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất mưa (cường độ lớn hay nhỏ, thời gian dài hay ngắn) và thời kỳ mưa, mà chính những điều này mới quyết định những hiệu quả của mưa trong thực tế sản xuất và đời sống.

Qua việc thống kê, tính toán, phân tích, tổng hợp và xây dựng các bản đồ phân bố lượng mưa dựa trên hệ thống số liệu 20 năm tại các trạm khí tượng trong khu vực, nhóm nghiên cứu rút ra đặc điểm nổi bật của chế độ mưa như sau: lượng mưa tăng dần từ vùng biển lên vùng núi đồng thời có sự tách biệt mùa mưa với mùa khô rất rõ rệt và đặc biệt là do ảnh hưởng của địa hình nên mùa mưa của khu vực này ngắn và lệch pha so với các khu vực khác; vùng Phan Rang – Phan Thiết trong khu vực là nơi khô hạn nhất Việt Nam thể hiện một hình thái khí hậu phức hợp quá độ giữa khí hậu miền ven biển Trung bộ với khí hậu Nam bộ.

Vùng Phan Rang trong khu vực có lượng mưa năm nhỏ nhất nên phát triển các ngành phù hợp điều kiện khí tượng thuỷ văn, như làm muối, nuôi và chế biến thủy sản, trồng các loại cây, nuôi các loại gia súc gia cầm chịu khô hạn (nho, hành tây, nha đam, sa nhân…, dê, cừu, đà điểu…); ngành đánh bắt xa bờ, có giá trị kinh tế cao mà không có nhu cầu lớn về nước ngọt.
LV (nguồn: HN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lần 1)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả