SpStinet - vwpChiTiet

 

Phân tích nhiệt độ nước biển tầng mặt từ ảnh MODIS

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Thanh Trang, Hoa Thúy Quỳnh (Trung tâm Hải văn), Lê Quốc Hưng, Đặng Trường Giang (Trung tâm Viễn thám Quốc gia) sử dụng dữ liệu vệ tinh hồng ngoại (ảnh MODIS) để tính toán nhiệt độ bề mặt nước biển.
Nhiệt độ bề mặt nước biển (SST) là một đại lượng rất quan trọng trong việc nghiên cứu đại dương và khí quyển vì nó liên quan trực tiếp và là điều kiện trao đổi nhiệt độ, động lực và các loại khí giữa đại dương và khí quyển. SST còn là đầu vào lớp biên và dữ liệu đồng hóa cho các mô hình dự báo/hoàn lưu khí quyển. Ngoài ra, bản đồ SST cực kỳ quan trọng cho các ngư dân đánh bắt cá cũng như các thông tin đầu vào quan trọng cho các dòng thông lượng khí giữa đại dương và khí quyển.

Qua kết quả phân tích SST từ dữ liệu ảnh MODIS cho thấy, các số liệu nhiệt độ bề mặt biển tính toán đều nhỏ hơn số liệu thực đo tại các trạm quan trắc hải văn nhưng với sai số thấp. Chỉ số Bias lớn nhất là -0,29 tại trạm Cồn Cỏ và thấp nhất là -0,1 tại trạm Cô Tô và Hòn Dáu. So sánh giữa nhiệt độ tính toán và thực đo của Tàu Nghiên cứu biển khu vực Vịnh Bắc bộ với các chỉ số Bias và RMSE tương ứng là -0,19 và 0,39. Đánh giá theo sai số trung bình bình phương (RMSE) nhận được từ các chuỗi cho thấy sai số này không lớn, trạm lớn nhất là 0,99 tại Hòn Dáu và nhỏ nhất là 0,34 tại trạm Cô Tô.

Từ các kết quả so sánh nhận được các hệ số tương quan giữa số liệu quan trắc và số liệu phân tích rất cao. R2 cao nhất 0,9969 tại trạm Cô Tô và quan trắc bằng tàu nghiên cứu biển và nhỏ nhất cũng đạt 0,9511 tại trạm Hòn Dáu. Có thể thấy, quy trình phân tích nhiệt độ từ ảnh MODIS cho kết quả rất tốt. Chất lượng các số liệu này đủ tiêu chuẩn phục vụ nghiên cứu theo các mục đích khác nhau.
LV (nguồn: TC Khí tượng thủy văn, 1/2013)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả