SpStinet - vwpChiTiet

 

Đặc điểm phân hóa tự nhiên và sự hình thành các đơn vị cảnh quan lưu vực sông Hương

Đề tài do ThS Nguyễn Đăng Độ và TS. Nguyễn Thám (ĐH Sư phạm Huế) thực hiện nghiên cứu đặc điểm phân hóa tự nhiên và sự hình thành các đơn vị cảnh quan trên lưu vực sông Hương nhằm xác định tiềm năng tự nhiên phục vụ một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ.
Theo đó, mặc dù lưu vực sông Hương có diện tích nhỏ, nhưng đặc điểm địa hình có sự phân hóa tương đối phức tạp với 4 kiểu địa hình: núi trung bình, núi thấp, gò đồi và vùng đồng bằng – đầm phá ven biển. Trong đó diện tích vùng đồi núi chiếm 77,04% diện tích lưu vực. Điều này dẫn đến sự hình thành của 3 lớp CQ (phân hóa lãnh thổ và thành tạo các đơn vị cảnh quan) và 5 phụ lớp CQ trên lưu vực sông Hương. Nằm trong vành đai nhiệt đới ẩm gió mùa, lưu vực sông Hương có chế độ bức xạ phong phú, một nền nhiệt cao và có lượng mưa rất dồi dào. Sự tương tác giữa hoàn lưu gió mùa với hệ thống sơn văn trên lãnh thổ đã tạo nên sự phân hóa phức tạp trong chế độ nhiệt ẩm, hình thành 1 hệ thống CQ, 2 phụ hệ CQ và 3 phụ kiểu CQ. Kết quả tác động giữa điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với sự phân hóa của địa hình và kiểu thảm thực vật đã hình thành trên lưu vực 2 kiểu CQ. Sự tác động giữa nền tảng nhiệt - ẩm với nền tảng rắn đã hình thành trên lưu vực 117 loại CQ thuộc 1 hệ CQ, 2 phụ hệ CQ, 2 kiểu CQ, 3 phụ kiểu CQ, 3 lớp CQ và 5 phụ lớp CQ. Điều này cho thấy đặc điểm phân hóa độc đáo và tiềm năng đa dạng phong phú của điều kiện tự nhiên trên lưu vực sông Hương.
LV (nguồn: TC Khoa học, ĐHSP TP.HCM, 9/2011)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả