Nghiên cứu cây lai tự nhiên giữa bạch đàn uro với bạch đàn trắng ở vườn giống uro tại Ba Vì
16/03/2013
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Lê Đình Khả, Kiều Đăng Anh (Viện Cải thiện giống và phát triển lâm sản), Đinh Thị Phòng, Nguyễn Văn Hùng (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) thực hiện nghiên cứu so sánh cây lai tự nhiên (Eucalypus urophylla x E. alba) giữa bạch đàn uro (E. urophylla) với bạch đàn trắng (E. alba) tại vườn giống bạch đàn uro 13 tuổi ở Ba Vì đã qua tỉa thưa (chặt bỏ cây sinh trưởng kém).
Hình minh họa. Các kết quả nghiên cứu hình thái thân cây và màu sắc vỏ cây, nghiên cứu hình thái, giải phẫu lá và phân tích ADN cho thấy, cây lai tự nhiên giữa bạch đàn uro với bạch đàn trắng tồn tại trong các xuất xứ Flores của Indonesia với tỷ lệ 41,67-54,76%, không xuất hiện ở các xuất xứ Wetar.
Cây lai điển hình có vỏ màu nâu và
hay mua sam nứt dọc hoặc bong mảng ở gốc, vỏ màu trắng xám, đôi khi bong mảng ở phần trên; có sinh trưởng nhanh, thân thẳng, đoạn thân dưới cành lớn. Trong khi bạch đàn uro có vỏ màu nâu thẫm và nứt dọc sâu từ gốc đến ngọn, dạng cây như bạch đàn trắng có vỏ màu trắng, không nứt vỏ. Lá bạch đàn trắng có khí khổng ở cả hai mặt lá, lá bạch đàn uro chỉ có khí khổng ở mặt dưới, trong khi lá cây lai có khí khổng ở cả hai mặt hoặc chỉ ở mặt dưới song có mật độ khí khổng trung gian giữa hai loài bố mẹ, có kích thước khí khổng lớn hơn hai loài bố mẹ.
Phân tích ADN tổng số tách chiết từ 7 mẫu lá cây lai đại diện (H3, H7, H8, H24, H57, H64 và H70) bằng 4 chỉ thị ISSR3, ISSR8, ISSR16 và ISSR15 cho thấy 6 mẫu (H3, H7, H8, H24, H57 và H64) là cây lai giữa E. urophylla với E. alba. Mẫu H70 thể hiện các phân đoạn ADN của E. alba (bố) trong khi cây được trồng từ hạt của E. urophylla, hơn nữa phân bố, mật độ và kích thước tế bào khí khổng của nó lại thể hiện là một cây lai điển hình, chứng tỏ đây là cây lai thực sự.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 2/2012)