SpStinet - vwpChiTiet

 

Sinh trưởng và phát triển của rong biển gracilaria vemiculophylla trong phòng thí nghiệm

Nhóm nghiên cứu gồm Lê Tất Thành, Nguyễn Văn Trung, Đàm Đức Tiến, V. Skriptsova… (Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Sinh vật biển – Phân viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, Viện Đại học Mở Hà Nội) tiến hành khảo sát một số điều kiện sinh trưởng phát triển của loài rong biển G. vermiculophylla nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm nhằm đưa loài rong này vào nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên tại Việt Nam và khai thác như nguyên liệu cho sản xuất agar-agar và các chất có hoạt tính sinh học cao AA, PGE2.

G. vermiculophylla được thu nhận từ vùng biển Viễn Đông – LB Nga thuộc ngành rong đỏ (Rhodophyta), được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 25±0.50C, cường độ sáng là 50-80 μmol photon/m2s, thời gian chiếu sáng là 14giờ/ngày. Việc nuôi rong biển G. vermiculophylla thu từ vùng biển Viễn Đông – LB Nga sang điều kiện Việt Nam rong sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong tháng đầu tiên, trọng lượng rong tăng gấp hai lần, tốc độ tăng trọng bình quân đạt khoảng 2% ngày. Tuy nhiên rong chết hoàn toàn sau 5 tháng nuôi.

Một số điều kiện nuôi rong G. vermiculophylla trong phòng thí nghiệm bước đầu được khảo sát cho thấy: độ muối tốt nhất là 20‰; mật độ nuôi thích hợp là 3g/l; quá trình nuôi không cần bổ sung dinh dưỡng nếu nuôi bằng nước biển tự nhiên và thay 1/3 lượng nước hàng tuần và bổ sung dinh dưỡng nếu thời gian thay nước kéo dài (1 tháng 1 lần); rong G. vermiculophylla phải được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm cách ly và đảm bảo nhiệt độ ≤250C.
LV (nguồn: HT Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên lần 3)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả