Ảnh hưởng của sử dụng phân bón hữu cơ sinh học đến năng suất và chất lượng chè tại Phú Thọ
20/08/2013
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Nhóm nghiên cứu Hà Thị Thanh Đoàn (Trường ĐH Hùng Vương, Phú Thọ) và Nguyễn Văn Toàn (Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến sinh trưởng, năng suất và chất lượngchè; góp phần giảm việc sử dụng phân hóa học, tạo ra sản phẩm chè năng suất chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm.
Theo đó, bón bổ sung các lại phân hữu cơ sinh học thay thế một phần phân khoáng thích hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển. Độ rộng tán tăng hơn so với chỉ bón phân khoáng N, P, K (đối chứng) từ 4 – 10%, chiều dày tán tăng 10-48%. Trong đó bón bổ sung phân hữu cơ sinh học Sông Gianh cho chiều cao câu, độ rộng tán, dày tán cao hơn hẳn so với đối chứng. Khi bón bổ sung phân hữu cơ sinh học thay thế một phần phân khoáng, mật độ búp/m2 tăng từ 6 – 28%, tỷ lệ búp có tôm tăng từ 9-25%. Trong đó bón bổ sung phân hữu cơ sinh học Sông Gianh cho mật độ búp, khối lượng búp và tỷ lệ búp có tôm cao nhất và cao hơn hẳn so với đối chứng không bón.
Bón bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học thay thế một phần phân khoáng cho năng suất chè tăng từ 2,7-16,6%. Trong đó bón bổ sung phân hữu cơ sinh học Sông Gianh cho năng suất và sản lượng cao nhất, cao hơn đối chứng 16,6% ở mức tin cậy 95%. Chất lượng chè thành phẩm ở các công thức bón bổ sung phân hữu cơ sinh học cũng có sự sai khác so với đối chứng. Bón bổ sung phân hữu cơ sinh học Sông Gianh cho chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm tốt nhất.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 1/2013)